Thứ Hai, 27 tháng 7, 2009

Giống cây ăn quả bản địa đặc sản: Giải pháp hợp lý đạt lợi thế cạnh tranh

GS.TS. Nguyễn Văn Luật

TINKHOAHOC. Khi quan sát các sạp hàng, siêu thị..., chúng ta thấy có nơi có lúc trái cây nhập nội chiếm lĩnh thị trường; và có khi lại là trái cây nội địa, nhất là ở chợ quê, chợ nổi. Nhưng khi đến các nhà vườn, nhất là đến các miệt vườn cây ăn quả Nam bộ, phần lớn người làm vườn chọn giống cây bản địa để trồng, không chỉ do dễ trồng, dễ mua cây đúng giống, mà còn dễ bán ở những chợ gần chợ xa, đối với trái cây có thương hiệu cũng như chưa có. Vì hiện nay, nhiều trái cây nhập nội thua xa bản địa về chất lượng, như bưởi, sầu riêng, xoài, vải, nhãn. Nếu liên hệ với nhiều loài cây trồng khác, như cây lúa với giống Tám xoan, Nàng thơm chợ Đào.., chúng ta có thể có lý giải mang tính thuyết phục cao: yêu cầu chặt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của các loài cây, nhất là đối với giống cây bản địa đặc sản.

Trong những dịp đi nước ngoài tham quan học tập nghiên cứu sản sản xuất cây trồng hiệu quả cao, tôi cũng thấy như ở nước ta chủ yếu dùng giống cây ăn quả bản địa, mặc dầu bạn có nhập một số giống bản địa của ta, như Thái Lan trồng khá phổ biến ổi xá lị, thanh long, vú sữa Lò rèn…Chủng loại các loại giống cây ăn quả bản địa đang chiếm ưu thế về số lượng cũng như chất lượng đặc trưng. Ở các miệt vườn Nam bộ, tỷ lệ trồng giống bản địa áp đảo giống cây nhập nội, tới 70-80% và hơn, tựa như giống lúa mới tạo chọn trong nước ở ĐBSCL, hiện chiếm khoảng 80% diện tích.

Nhận xét của GsVs Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng VN về việc chọn tạo giống mới và nhân giống cây ăn quả, các loại rau, hoa là trên cơ sở những số liệu từ cơ quan chức năng: từ năm 1977 đến 2004 chỉ có 144 giống và cây đầu dòng được chọn tạo, trong đó có 35 giống rau các loại, 22 giống cà chua, 9 giống hoa, 6 giống nhãn, 4 giống vải, 7 giống cam, 5 giống xoài, 3 giống chôm chôm, 8 giống dưa hấu, và 12 các giống khác, như sầu riêng, măng cụt, khế, mận, táo, ổi, dứa. Thành tựu trên còn ở mức khá “khiêm tốn” so với khu vực và thế giới. Như vậy, ngành rau, hoa, quả (horticulture) chưa được quan tâm đúng mức từ phía Nhà nước, Nhà khoa học, và Nhà doanh nghiệp. Còn nông dân đâu có điều kiện làm được, mặc dầu họ là người lưu giữ trong vườn cây bản địa đặc sản từ nhiều năm, nhiều đời.

Khi khảo sát thống kê trong sản xuất thì thấy vấn đề có khác, vì có nhiều giống được công nhận, nhưng chưa được nông dân sử dụng. Giống rau bản địa bị “xói mòn” nhiều, có lẽ chỉ còn lại mấy cây như sả, gừng, riềng, còn đến 90 % là giống rau nhập nội cho sản xuất hàng hóa. Nhiều loài rau bản địa có dược tính cao tuy chưa thành hàng hóa phổ biến, nhưng rất phong phú, có nơi là đặc sản, như: “Thiên lý nấu với cua đồng, Lờ lờ có kẻ mất chồng như chơi “, hay “Bông chuối gỏi thịt kỳ tôm, Coi chừng bà xã chôm chồng người ta”. Cũng như vậy đối với cây ăn quả bản địa, nếu có sự đầu tư đúng mức thì có thể tuyển chọn được nhiều cây đầu dòng hơn, có nhiều vật liệu di truyền hơn.

PGsTs Nguyễn Bảo Vệ đã nói đúng là thời gian tạo chọn giống cây ăn quả đòi hỏi hàng chục năm, như ở Nhật Bản mà chúng tôi có tới tham quan là 15 – 17 năm, mà thời gian đề tài/ dự án như đối với cây ngắn ngày có vài ba năm là không hợp lý. Tuy nhiên, nếu đã có vật liệu di truyền đầy đủ, có điều kiện tạo chọn tốt, đã bắt đầu làm từ hàng chục năm, thì rồi năm nào cũng có thể giới thiệu giống mới. Như tôi biết, có những dự án về giống lúa với vốn cấp hàng tỷ đồng, thời gian dự án có vài năm. Với thời gian này nếu bắt đầu làm chỉ có thể ra được dòng. Nhưng thời gian dự án lại là hợp lý, vì chỉ dành cho nhà khoa học đã có quá trình làm, khi có dự án sẽ mở rộng phạm vi, đẩy nhanh tiến độ theo hướng đạt mục tiêu của dự án là có vài ba giống mới được công nhận. Và cứ thế, thế hệ tạo giống sau kế thừa thế hệ trước, chứ đâu có “chụp giật” được. Nhà khoa học có trách nhiệm xuất vấn đề, đề xuất đề tài/ dự án, chứ nay đâu có thiếu vốn cho nghiên cứu, năm nào cấp Nhà nước cũng như cấp tỉnh đều dư vốn nghiên cứu, mặc dầu thủ tục còn rươm rà.

Thăm một số cơ sở nghiên cứu rau hoa quả chính, tôi đều thấy những bước cơ bản của một quá trình tạo chọn giống đang được thực hiện, và đã giới thiệu ra sản xuất được nhiều giống tốt.. Tại cơ sở chính ở tỉnh Phú Thọ của Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miều núi phía Bắc, ngoài những vườn giống cây ăn quả đặc sản đầu dòng rộng lớn, còn cả những vườn rau bản địa hoang dã dược tính cao, như cây rau bò khai chữa tiểu đường, dàn cây thuốc an thần lạc tiên bước đầu mang tính sản xuất hàng hóa..

Ở Trung tâm NC cây ôn đới Sa Pa của Viện trên có nhiều loài rau hoa quả ôn đới, như đào, lê, mận..Nghiên cứu sản xuất đang hướng tới thị trường, như mùa hè trồng rau ôn đới xu xu, cà chua.., chuyển xuống đồng bằng thành trái vụ giá cao; nhiều loài hoa cao cấp ôn đới hiếm có, như gần trăm chậu hoa địa lan “Kiếm hồng hoàng” hoành tráng, có giá vài bốn chục triệu đ/ chậu.

Ở Viện Rau Hoa Quả Dâu tầm Trung ương đóng tại Châu Qùy Hà Nội, đã có nhiều tập đoàn với ba bốn trăm cây bản địa đầu dòng như chuối, đu đủ.., được quản lý tốt để tuyển lựa và tạo chọn giống mới. Hàng ngàn m2 nhà có điều khiển khí hậu đặt chậu phong lan với quy trình công nghệ cao cho hoa nở tập trung bán vào dịp Tết. Viện này đã chuẩn bị giới thiệu mạnh ra sản xuất một số giống mới do Viện tạo chọn, như cam không hạt đặc sản, giống hoa qúy.. và nhiều quy trình và kỹ năng, như quy trình sản xuất rau an toàn, kỹ năng cắt vòi hoa loa kèn cho nhị đực nhị cái dễ tiếp xúc nhau...

Viện Cây ăn quả miền Nam có trụ sở tại Long Định, Tiền Giang cũng có những vườn cây ăn quả đầu dòng đặc trưng của vùng như xoài cát Hòa Lộc, cam quýt, thanh long.., có cả một bệnh viện trái cây, có cơ sở tốt để đào tạo nông dân và khuyến nông viên. Viện này đã lai tạo thành công và đưa ra sản xuất một số giống thanh long ruột tím đỏ..

Còn khá nhiều cơ sở có nghiên cứu sản xuất quả rau hoa trong và ngoài hệ thống Nhà nước, như cơ sở của Gs Trần Quang Thạch và PGs Nguyễn Thị Trâm ở Đại học NN 1, của Ts Bùi Xuân Khôi ở miền Đông Nam bộ, của nhiều địa phương, của nghệ nhân ở Đà Lạt, ở tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp.. Nếu có đề tài/ dự án hay nguồn kinh phí nào đó quy tụ đội ngũ “hùng hậu” trên, chắc chắn sẽ có hiệu quả kinh tế xã hội, ít nhất là có điều kiện học tập lẫn nhau.

Cây đúng giống đang là vấn đề có mức độ bức xúc nhất cho sản xuất trái cây hàng hóa, hơn loại giống. Bởi vì, đã có sẵn nhiều loài bản địa đặc sản được chuyên gia quốc tế xếp vào hàng đầu, phù hợp với nhận xét của người tiêu dùng trong nướci. Ở vùng miền nào cũng có giống trái cây đặc sản nổi tiếng, như bưởi Đoan Hùng, cam Bố Hạ, cam xã Đoài, chuối Ngự Huế, chôm chôm Đồng Nai, dừa sáp Cầu Kè, xoài cát Hòa Lộc, .. Trách nhiệm chính xây dựng hệ thống nhân giống cho sản xuất là địa phương và doanh nghiệp, để loại trừ giống dởm, và có đúng giống kịp thời bán cho người trồng.

Cần tôn vinh hơn nữa những nông dân phát hiện trong sản xuất và giữ được cây tổ đặc sản lâu năm, truyền đời, như cụ Mười Tước giữ bưởi Năm gioi ở Vĩnh Long, về sau có bưởi da xanh ngon hơn bưởi 5 gioi, do ông Ba Rô ở xã Thanh Sơn, huyện Mỏ Cày; ông Chín Hóa giữ giống sầu riêng hạt lép ở chợ Lách, Bến Tre..

Thật không công bằng nếu như bỏ qua những chuyên gia phát hiện ra những nông dân trên, giúp họ cải thiện kỹ thuật, rồi tổ chức quảng bá ra sản xuất, do đó nhiều nông dân có giống cây tổ từ diện nghèo khổ nhà lá thành tỷ phú nhà đúc khang trang do bán cây giống. Trong phạm vi bài này, xin được vinh danh 2 vị: Chủ tịch Hội Làm vườn VN Nguyễn Ngọc Trìu đến tuổi 80 mà hầu như mỗi năm đi hàng tháng trời đến các vùng miền gặp gỡ những nông dân như trên, kết hợp với việc củng cố và phát triển hệ thống tổ chức Hội VAC. Chủ tịch có thể nói hàng buổi phổ biến kinh nghiệm sản xuất trái cây từ những kỹ thuật, kỹ năng đúc kết được. Người thứ 2 là Ts Nguyễn Minh Châu viện trưởng Viện CAQ miền Nam .

Ts Châu cùng với các chuyên gia của Viện đã đến nhiều miệt vườn phát hiện những nông dân có cây tổ, giúp nông dân hoàn chỉnh kỹ thuật, và làm nhiều việc khác mới phát huy được cây giống, làm cho nhiều nông dân giàu có, mà không nhận một chút gì cho mình. Trước đó, ngay người có trồng cây đó trong vườn nhà mình mà cũng không biết, nên vẫn nghèo khổ. Đồng thời, những chuyên gia trên cùng với nông dân hoàn thiện nhiều kỹ thuật, kỹ năng, như trồng ổi xen trong vườn cam quýt để đuổi rầy chổng cánh truyền bệnh virus vàng bạc, cách chọn cành tỉa lá cho bưởi da xanh ra trái vụ, dùng dụng cụ đơn giản chụp chùm nụ hoa bưởi cho đến khi hình thành quả non để có bưởi không hạt, nhiều kỹ thuật khác, như khi chăm bón không động đến rễ cây, “tắm rửa” cho cây bưởi.....

23/07/2009

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2009

Ghép cây làm thay đổi thông tin di truyền

TINKHOAHOC. Ghép cây là phương pháp nhân giống vô tính được các nhà chọn giống áp dụng phổ biến để cải tiến tính kháng bệnh hoặc kiến trúc của cây. Trong tự nhiên nó cũng có thể đã xảy ra khi chồi hoặc rễ của cây tiếp cận với nhau. Người ta thường tin rằng mô ghép duy trì được bản chất di truyền của cây, vật chất di truyền trong phần ghép như vậy không trộn lẫn nhau. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của Max Planck Institute for Molecular Plant Physiology đã chứng minh ngược lại sự kiện này. Trong thí nghiệm ghép cà chua với sự thể hiện của nhiều gen marker khác nhau, Sandra Stegemann và Ralph Bock đã chứng minh rằng cây ghép với nhau có thể làm thay đổi thông tin di truyền. Phát hiện này có những ý nghĩa quan trọng trong kỹ thuật ghép, cung cấp một lộ trình khả thi cho việc di chuyển gen theo chiều ngang (horizontal gene transfer). Họ nói rằng "Khám phá của chúng tôi về sự di chuyển của gen trong mô ghép giữa gen tự nhiên và công nghệ di truyền; điều này gợi cho chúng ta một con đường rộng lớn đối với những gen có những rào cản khi lai chéo với nhau trong loài". Bài viết được đăng trong tạp chí Science. Stegemann và Bock đã ghép hai cây thuốc lá chuyển gen mang những marker kháng với thuốc kháng sinh và những gen mã hoá protein phát huỳnh quang. Một dòng mang gen marker chọn lọc có trong bộ gen ở nhân và dòng khác mang gen lạ có trong bộ gen ở lục lạp. Những gen marker chọn lọc được tìm thấy có tần suất thay đổi lớn giữa vùng tế bào giao thoa của vị trí ghép. Tuy nhiên, họ đã tìm thấy sự kiện di chuyển gen chỉ xảy ra khi gen của genome lục lạp; và gen di chuyển chỉ được xác định tại vị trí ghép, với khao1ng cách không quá xa. Xem chi tiết tạp chí Science hoặc http://dx.doi.org/10.1126/science.1170397 http://www.plantphysiol.org/cgi/content/full/plantphysiol;150/1/308

GS.TS. Bùi Chí Bửu

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2009

Bản đồ SSR đầu tiên của bộ gen cây đậu phụng



TINKHOAHOC. Cây đậu phụng (Arachis hypogaea L.) là cây có dầu quan trọng đứng hàng thứ tư trên thế giới, được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, vùng ôn đới có khí hậu ấm áp (Giống đậu phụng HL25, hình minh họa) . Sản lượng đậu phụng ở Châu Phi và Chấu Á bị thách thức nghiệm trọng bởi nhiều hạn chế do stress sinh học và phi sinh học. Những chỉ thị phân tử và các bản đồ di truyền là tiền đề phục vụ cho công tác chọn tạo giống bằng phân tử cải tiến tính chống chịu đối với stress sinh học và phi sinh học. Đối với đậu phụng, hàng trăm chỉ tị phân tử thuộc microsatellite markers (SSR) đã được phát triển và các bản đồ di truyền cũng đã được công bố từ loài lưỡng bội Arachis hoặc tứ bội có tính chất tổng hợp (synthetic tetraploids). Một tập thể khoa học gia của ICRISAT (International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics) hợp tác với đồng nghiệp từ EMBRAPA/ Catholic University in Brazil, Đại Học Georgia và Đại Học Tuskegee, Hoa Kỳ đã phát triển thành công bản đồ liên kết di truyền của SSR đầu tiên cho giống đậu phụng canh tác. Bản đồ này có tất cả 135 SSR loci đặc trưng cho 22 linkage groups. Họ đã chứng minh rằng tính thống nhất của bản đồ di truyền đối với từng tính trạng mục tiêu và bản đồ tương đồng với các loài họ đậu. Xem bài công bố trên tạp chí Theoretical and Applied Genetics hoặc http://www.springerlink.com/content/10125wx862658886/fulltext.pdf hoặc liên hệ với Rajeev Varshney (r.k.varshney@cgiar.org).

GS.TS. Bùi Chí Bửu

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2009

Gen kháng bệnh rỉ sắt đậu nành



 

















TINKHOAHOC. Các nhà khoa học thuộc tổ chức ARS Hoa Kỳ (Agricultural Research Service), Đại Học Iowa State và tổ chức EMBRAPA của Brazil (Brazilian Agricultural Research Corporation) đã xác định một nhóm gen trong cây đậu nành điều khiển tính kháng Phakopsora pachyrhizi, vi nấm gây bệnh rỉ sắt hay còn gọi là Asian soybean rust (ASR). Người ta tìm thấy bệnh có mặt trên 20 tiểu bang của Hoa Kỳ, ASR đang đe doạ nghiêm trọng quốc gia có giá trị sản xuất đậu nành 27 tỷ USD. Năm loci được biết trước đây điều khiển tính kháng ASR. Các nhà khoa học tập trung vào locus Rpp4, ở đó, họ đã xác định Rpp4C4. Hiện tượng im lặng gen bị kích hoạt bởi virus đã được sử dụng nhằm khẳng định vai trò của Rpp4C4 ngăn chận Phakopsora. Gen kháng này có thể được chuyển sang các giống đậu nành cao sản thông qua chọn tạo giống truyền thống hoặc phương tiện công nghệ sinh học. Michelle Graham, khoa học gia của ARS và là chủ trì đề tài nói rằng " Cho dù thuốc diệt khuẩn tỏ ra hữu hiệu trong kiểm soát bệnh rỉ sắt, nhưng nếu chúng ta cung cấp cho nông dân những giống kháng sẽ tốt hơn rất nhiều". Đọc chi tiết http://www.ars.usda.gov/News/docs.htm?docid=1261 trên tạp chí Plant Physiology hoặc http://dx.doi.org/10.1104/pp.108.134551 hoặc http://www.nature.com/nbt/journal/v27/n3/full/nbt0309-216b.html

Bùi  Chí Bửu



Từ bài báo đến thành tựu


Hiển thị kết quả cho Gen kháng bệnh gỉ sắt đậu nành
Tìm kiếm thay thế cho Gen kháng bệnh rỉ sắt đậu nành

GOOGLE Kết quả Tìm kiếm

  1. [PDF]

    MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH RỈ SẮT TRÊN CÂY ĐẬU ...

    iasvn.org/.../JZDF1JLZBB7HWFCRP3SObenh_ri_sat_dau_nanh_11121...
    cứu về bệnh rỉ sắt đậu nành được tiếp tục tiến hành ở AVRDC cho đến năm 1992. .... Việc xác định tính kháng bệnh rỉ sắt của cây đậu nành là một mục tiêu quan ..... phương pháp truyền thống như dựa vào kiểu hình để đánh giá kiểu gen.
  2. Tên đề tài: Chọn tạo giống đậu nành kháng bệnh rỉ sắt cho ...

    iasvn.org › Tin tức
    Nội dung chính: Nghiên cứu xác định chỉ thị phân tử liên kết với tính kháng bệnh rỉ. Nghiên cứu thu thập tập đoàn quĩ gen đậu tương, sàng lọc, tạo quần thể lai ...
  3. Nguồn gen đậu tương kháng bệnh gỉ sắt (Phakopsora ...

    Tài liệu về Nguồn gen đậu tương kháng bệnh gỉ sắt (Phakopsora pachyrhizi Sydow) ở miền Bắc - Tài liệu , Nguon gen dau tuong khang benh gi sat ...
  4. Điểm chính: Gen kháng bệnh rỉ sắt đậu nành

    diemchinh.blogspot.com/2009/03/gen-khang-benh-ri-sat-au-nanh.html
    30-03-2009 - Gen kháng này có thể được chuyển sang các giống đậu nành cao sản ... Cho dù thuốc diệt khuẩn tỏ ra hữu hiệu trong kiểm soát bệnh rỉ sắt, ...
  5. Xác định macker Satt 431 liên kết với gen kháng bệnh rỉ sắt ...

    doc.edu.vn/.../xac-dinh-macker-satt-431-lien-ket-voi-gen-khang-benh-ri...
    25-12-2013 - Nghiên cứu tính kháng bệnh gỉ sắt của tập đoàn đậu tương địa phương và nhập nội, chúng tôi đã xác định được một số giống kháng bệnh, ...
  6. Xác định gen kháng bệnh rỉ sắtđậu nành - Trung tâm ...

    www.hcmbiotech.com.vn/news_detail.php?cateid=11&id=637
    Một nhóm các nhà khoa học tại Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, đại học bang Iowa (ISU) và Brazil đã xác định được nhóm gen có khả năng kháng nấm Phakopsora ...
  7. Tin Tức - Nong Nghiep Hung Loc

    harc-ias.com/?page=tintuc&matintuc=51&maloaitintuc=1...
    Đậu nành (Glycine max (L.) Merrill) là một trong những cây trồng quan trọng cung cấp .... những nghiên cứu mới nhất về đậu nành đều tập trung về tích hợp hệ gen, xác ... đề kháng khá với các bệnh chính trên đậu nành như phấn trắng, gỉ sắt, ...
  8. [PDF]

    TÓM TẮT

    biotech.hcmuaf.edu.vn/data/NGUYEN%20NGOC%20CAM(1).pdf
    Việc chọn lọc chỉ thị phân tử liên kết với gen kháng bệnh có ý nghĩa quan trọng trong chọn giống đậu tương kháng bệnh rỉ sắt do nấm Phakopsora pachyrhizi, ...

    • Kết quả hình ảnh cho Gen kháng bệnh gỉ sắt đậu nành
    • Kết quả hình ảnh cho Gen kháng bệnh gỉ sắt đậu nành
    • Kết quả hình ảnh cho Gen kháng bệnh gỉ sắt đậu nành
    • Kết quả hình ảnh cho Gen kháng bệnh gỉ sắt đậu nành
    • Kết quả hình ảnh cho Gen kháng bệnh gỉ sắt đậu nành
    Hình ảnh khác cho Gen kháng bệnh gỉ sắt đậu nành

Video yêu thích
 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
Hoàng Kim
, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2009

Thâm canh tăng năng suất lúa ngắn ngày















TINKHOAHOC. KS. Nguyễn Chí Công giới thiệu trang Lúa Gạo quy trình "Thâm canh tăng năng suất lúa ngắn ngày" với sự cố vấn của PGS.TS. Mai Thành Phụng

Phần 1: THÂM CANH

I. Thời kỳ cây con
Từ 1-7 ngày sau sạ (ngày sau sạ: nss)
1. Đặc điểm
Cây nhỏ sống nhờ dinh dưỡng nội nhũ hạt.
2. Mục đích thâm canh
Tạo cho cây khỏe để chuẩn bị đẻ nhánh.
3. Thâm canh
- Dùng hạt giống tốt, ngâm ủ giúp Lúa nẩy mầm đều.
- Làm đất kỹ, bằng phằng.
- Sạ với mật độ hợp lý (100-120 kg / ha).

II. Thời kỳ đẻ nhánh
Từ 7-30 nss
1. Đặc điểm
Cây đẻ nhánh, ra lá, tăng chiều cao nhanh. Nhu cầu dinh dưỡng cần khá cao (nhất là đạm, lân). Thời kỳ này sẽ quyết định tới năng suất Lúa.
2. Mục đích thâm canh
Có được số bông thích hợp, bông đều và bông to - sáng.
3. Thâm canh
a. Bón phân đợt 1 (7-10 nss)
- Đất phù sa: bón khoảng 150 kg Yara Lúa, 997, R1, JF1, … hoặc 50 kg DAP + 50 kg Urê / ha.
- Đất phèn TB: bón khoảng 150 kg 997, R1, JF1, Yara L1, … hoặc 100 kg DAP + 30 kg Urê / ha.
- Đất xám: bón khoảng 150 kg 997, R1, JF1, Yara L1, … hoặc 100 kg DAP + 30 kg Urê / ha.
Chú ý: Có thể thay phân NutriSmart một phần mà rất hiệu quả. Cụ thể thay bớt phân NPK (30% là khoảng 45 kg / ha) bằng phân NutriSmart (20 % là khoảng 30 kg / ha).
b. Phun trên lá: dùng NUTRIMIX hoặc Food-MX1 (Chuyên dùng cho Lúa) phun ngay sau khi xử lý thuốc cỏ xong (khoảng 10-14 nss).
c. Canh tác
- Phòng trừ cỏ thật tốt.
- Giữ mực nước thích hợp.
- Tỉa dặm sớm (15-18 nss) để cho ruộng đồng đều.
d. Chú ý
Không bón phân lai rai vì sẽ làm tăng chồi vô hiệu. Bón phân đợt 2 sớm (18-22 nss) và tháo khô nước khi ruộng đã kín hàng (30-35 nss) là biện pháp khống chế chồi vô hiệu rất có kết quả. Ruộng nào quá trũng, cần bón đợt 2 nhẹ tay, tránh Lúa quá tốt sẽ lốp đổ.
e. Bón phân đợt 2 (18-22 nss):
- Đất phù sa: bón khoảng 220 kg Yara Lúa, 998, R2, JF2, … hoặc (50-70) kg DAP + 20 kg Urê / ha và thêm (0-30) kg DAP để bón vá áo riêng.
- Đất phèn TB: bón 150-200 kg 998, R2, JF2, Yara L2, … hoặc 50 kg DAP + 50 kg Urê / ha và thêm (0-50) kg DAP để bón vá áo riêng.
- Đất xám: bón 150-200 kg 998, R2, JF2, Yara L2, … hoặc (50-70) kg DAP + 20 kg Urê / ha và thêm (0-30) kg DAP để bón vá áo riêng.
Chú ý:
- Đợt 2 phải bón “vá áo” sửa ruộng cho đều, dùng DAP hoặc 998, R2, JF2, Yara L2,…bón thêm vào chỗ ruộng xấu, chỗ cấy dặm, gò cao,… và dùng NUTRIMIX hoặc Food-MX1 phun vào chỗ cần vá áo.
- Đất phèn TB, đất xám dùng 30 kg NutriSmart thay cho 45 kg NPK cho 1 ha.

III. Hình thành và phát triển đòng
Từ 40-65 nss
1. Đặc điểm
Rất mẫn cảm với nhiệt độ, nước và đạm (thời kỳ mẫn cảm đạm). Thời kỳ này quyết định bông to hay nhỏ và số hạt.
2. Thâm canh
Bảo vệ lá đòng và hai lá dưới xanh bền bằng cách phòng trừ sâu bệnh như bệnh khô vằn, vàng lá, đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá,…
a. Phun trên lá
- Dùng MAGIÊPHOS phun 1 lần lúc Lúa 40-45 nss để đón đòng, chống đổ lốp.
- Dùng thêm MAGIÊPHOS 1 lần nữa (nếu cần) lúc Lúa 52 nss tức 7-10 ngày trước trổ => giúp trổ đòng đồng loạt.
b. Bón phân đợt 3
Không bón dư đạm, bón đủ kali và nên bón đón đòng (40-45 nss) theo kỹ thuật “không ngày - không số”.
* Bón phân đón đòng theo kỹ thuật không ngày - không số
+ Không ngày
Ngày bón phân đón đòng không phải do chủ ruộng quyết định hay do nhà khoa học quyết định mà phải do ruộng Lúa quyết định. Ngày nào có ít nhất 2/3 ruộng Lúa chuyển khoản sang màu vàng tranh đó là ngày bón phân đón đòng.
Lưu ý: Lúa sau 30 ngày không được bón tiếp phân đạm (Urê) lúc Lúa còn xanh.
+ Không số
Không định trước số lượng bón bao nhiêu, cần theo hướng dẫn sau:
- Chỗ chuyển màu vàng tranh: bón theo mức (40-50) kg Urê + 50 kg KCl (hoặc 100-120 kg 999, R3, JF3, Yara L3…) / ha.
- Chỗ còn xanh đậm: tuyệt đối không bón Urê, chỉ bón 100 kg KCl / ha.
- Chỗ Lúa tốt, chỗ trũng, chỗ gần nhà, tàng cây che bóng: giảm Urê chỉ còn 20-30 kg và tăng KCl 70-80 kg / ha hoặc 40-50 kg 999, R3, JF3, Yara L3… cộng 40-50 kg KCl.
Lưu ý: Tuyệt đối không được bón dư đạm vào đợt này, hại gấp nhiều lần. Bón hơi thiếu chỉ bón mức 20-40 kg / ha là an toàn, mức tối đa là 50 kg Urê / ha. Cần xịt thêm phân bón lá MAGIÊPHOS hoặc NUTRIMIX.

IV. Thời kỳ trổ – chín
Từ 65-90 nss
1. Đặc điểm
Cây tích lũy chất khô về hạt. Màu đổi từ xanh sang vàng. Trọng lượng hạt tăng dần và ổn định tới khi chín hoàn toàn.
2. Mục đích thâm canh
Giúp cây trổ đòng tốt để quyết định số hạt chắc / bông, giúp to – sáng hạt và chống rụng hạt.
3. Thâm canh (phun trên lá)
- Dùng HCR (Chống Rụng Hạt - Siêu To, Sáng Hạt) phun 1 lần lúc Lúa 70 nss tức 5-7 ngày sau trổ (giai đoạn cong trái me). Nếu muốn hạt to nhanh thêm nữa thì sau đó 4 ngày phun tiếp 1 lần.
- Dùng Food-MX4 (Sáng - Chắc Hạt) phun 1 lần lúc Lúa 80 nss tức 15-17 ngày sau trổ => giúp hạt chắc, mẩy, bóng, màu vàng sáng và chín đồng loạt.
Chú ý:
- Giữ ruộng đủ nước tới chín sáp (trước thu hoạch 7 ngày).
- Thu hoạch sớm (85-90% độ chín) sẽ cho năng suất và chất lượng cao nhất.

Phần 2: XỬ LÝ NGỘ ĐỘC HỮU CƠ, PHÈN

I. XỬ LÝ NGỘ ĐỘC HỮU CƠ
1. Triệu chứng
- Bộ rễ bị thối đen, có mùi hôi.
- Lúa vàng và lùn lại.
- Lúa phát triển yếu ớt, không bắt phân.
- Thường xuất hiện từ 15-20 nsg, có nơi xảy ra rất sớm khi Lúa mới sạ vài ngày và gây thiệt hại rất nặng. Hiện tượng này đang phổ biến ở ĐBSCL.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chính do rơm rạ, tàn dư thực vật của các vụ trước chưa kịp phân hủy do bị vùi lấp trong điều kiện ngập nước tạo ra các gốc phenol, acid hữu cơ gây độc cho Lúa.
3. Giải pháp
a. Giải pháp canh tác
- Mang rơm tươi ra khỏi ruộng.
- Làm đất: cày, xới phơi đất 7-15 ngày càng tốt, giúp chất hữu cơ dễ phân hủy. Và bón 300 kg vôi bột cộng 200-300 kg lân (Văn điển, Ninh bình hoặc NutriSmart) / ha.
- Bón phân đợt 1 sớm trong đó có nhiều lân, nhiều đạm để giúp hạ phèn, mau mục rạ. Hoặc dùng MX-HÒA NƯỚC TƯỚC 3 trộn với phân NutriSmart hoặc NPK bón rải đều trên ruộng giúp rễ phát triển mạnh trở lại (2-3 kg MX-HÒA NƯỚC TƯỚC 3 / 1 công).
b. Phun giải độc hữu cơ
Dùng NUTRIMIX phun sau khi xử lý thuốc cỏ xong (khoảng 10-14 nss) giúp Lúa ra rễ, đẻ nhánh, hạ phèn nhanh và giải độc hữu cơ. Cần phun nhất khi xảy ra hiện tượng ngộ độc hữu cơ.

II. XỬ LÝ NGỘ ĐỘC PHÈN
1. Triệu chứng
- Rễ có màu vàng, nâu đỏ (ngộ độc sắt); rễ ngắn lại, màu trắng, dòn dễ gãy (ngộ độc nhôm).
- Lúa vàng, đỏ đọt và lùn lại.
- Lúa phát triển yếu ớt, không bắt phân.
2. “5 bước xử lý ngộ độc phèn”
Bước 1. Thay nước mới để xả đang kể lượng phèn trong ruộng ra. Nếu ruộng gò bị xì phèn thì cố gắng ép nước lên gò cho đủ. Có thể bón vôi trước khi bón phân.
Bước 2. Bón Super lân Long thành hoặc Lân nung chảy (Văn điển hoặc Ninh bình) hoặc lân NutriSmart từ 50-250 kg / ha (tùy tình trạng ngộ độc nhẹ hay nặng). Hoặc dùng MX-HÒA NƯỚC TƯỚC 3 trộn với phân NutriSmart hoặc Lân bón rải đều trên ruộng giúp rễ phát triển mạnh trở lại (2-3 kg MX-HÒA NƯỚC TƯỚC 3 / 1 công).
Bước 3. Dùng NUTRIMIX (hoặc MAGIÊPHOS) phun 1 lần có hiệu quả tức thì, cứu Lúa và hạ độc phèn nhanh.
Bước 4. Chờ đợi từ 3-7 ngày cho đến khi nhổ lên thấy ra rễ trắng là cứu Lúa đã thành công.
Bước 5. Bón phân chăm sóc tiếp tục theo qui trình cho Lúa phục hồi.
3. Lưu ý
Khi Lúa bị ngộ độc phèn ngưng ngay bón đạm (Urê), nếu bón vào làm Lúa chết nhanh.