Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Sông Mekong thông tin tổng hợp 2014b


NGỌC PHƯƠNG NAM. Lưu vực sông Mekong là điểm nhấn địa chính trị – kinh tế – văn hoá – xã hội rất quan trọng của châu Á. Đó là nguồn sống, nguồn tài nguyên và nôi văn hoá, văn minh phương Đông của nhiều cộng đồng dân tộc. Thời gian gần đây có nhiều tài liệu quan tâm sâu sắc đến khu vực này, trong đó đáng chú ý nhất là các bài: Lưu vực sông Mekong địa bàn thách đố của Hoa Kỳ ; Mực nước sông Mekong xuống thấp nhất trong 30 năm; Sông Mekong và Biển Đông hai cái gai trong quan hệ Việt Trung; Dòng sông Mekong bị bức tử nguy cơ cận kề.

Thông tin gần đây là cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai của Hội đồng Sông Mekong từ ngày
2 đến ngày 5 tháng Tư năm 2014 tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phản ảnh tại bài viết “Hiệp Định Mekong 1995 đang tan vỡ” của Phan Minh Long; Trước đó có thông tin Diễn đàn nhân dân với chủ đề “Dòng sông Mekong trong tương lai: Mối quan tâm của người dân về phát triển thủy điện” ngày 1 tháng 8 năm 2013 tại thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang. Kết quả phản ảnh tại bài viết “Thích ứng với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thất bại vì đập thủy điện”.



HIỆP ĐỊNH MEKONG 1995 ĐANG TAN VỠ

Phạm Phan Long

Mekong1
Thủy điện Don Sahong : Nguy cơ tan vỡ Hiệp ước Mêkông

Hiện Hội Đồng sông Mekong đang họp thượng đỉnh lần thứ 2 tại TP HCM từ ngày 2 đến ngày 5 tháng tư, 2014. Mười chín năm trước, vào ngày 5 tháng 4, 1995, đại diện bốn nước Lào PDR, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam ký kết Hiệp Định sông Mekong và Mekong River Commission (MRC) ra đời.

 Dân cư lưu vực kỳ vọng Hiệp Định quốc tế này sẽ tạo phương tiện để các nước cùng phát triển tiềm năng sông Mekong một cách bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích cao cả các nước đã long trọng ký kết trong Hiệp Định là:
“To protect the environment, natural resources, aquatic life and conditions, and ecological balance of the Mekong River Basin from pollution or other harmful effects resulting from any development plans and uses of water and related resources in the Basin.” [Article 3]
“Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, ngư sinh và tình trạng cân bằng sinh thái cho lưu vực sông Mekong tránh khỏi hậu quả tai hại từ bất cứ một dự án sử dụng nước và tài nguyên nào trong lưu vực.”
Không những thế các nước thành viên sẽ phải thông báo trước cho nhau các dự án sử dụng nước nội vực vào mùa mưa [Article 5. B. 1. a)], đồng thời phải tham vấn và thỏa hiệp trước với các nước khác cho các dự án mùa khô trong nội vực và tất cả các dự án ngoại vực mùa mưa hay khô [Article 5. B. 1. B) và Article 5. 2. a) và b)].
Một chuỗi 11 con đập trên dòng chính đã được đề bạt cứu xét, nhìn bản đồ của International Rivers Network đính kèm (trích). MRC trước áp lực đó, đã ký hợp đồng với ICEM, một viện nghiên cứu chiến lược Úc, độc lập với các nước Mekong, nghiên cứu về tác động của các dự án này. ICEM đã dự báo các thiệt hại kinh tế và môi sinh nặng nề cho hai nước hạ du và đề nghị các nước hãy hoãn tất cả các dự án này 10 năm để hoàn tất nghiên cứu tác động xuyên biên giới tổng hợp của chúng.
Tuy nhiên Lào, một thành viên Mekong River Commission (MRC) đã không hoãn các dự án thủy điện của Lào theo khuyến cáo của ICEM. Lào đã xây được 30% đập Xayaburi dù đã có những lần hứa không tiến hành. Ngoài ra, Lào còn thiết kế chuẩn bị xây đập Don Sahong bất chấp phản đối của 28 tổ chức môi sinh quốc tế, các NGO Cam Bốt, Việt Nam và Đại diện hai chính phủ Cam Bốt và Việt Nam yêu cần Lào tuân thủ điều khoản tham vấn và thỏa thuận.
Tình trạng Lào không tuân thủ Hiệp Định 1995 như thế sẽ khiến Cam Bốt tiến hành xây ba đập khác trên lãnh địa họ như Sesan, Stung Treng và Sambor. Như thế, cuộc đua thủy điện này sẽ tiêu diệt tòan bộ ngư sinh và kinh tế ngư nghiệp Lào, Cam Bốt và nhất là ĐBSCL của Việt Nam.
TS Lê Anh Tuấn của tổ chức Vietnam River Network đã nhận định về Don Sahong rằng: “Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra, thì tinh thần Mêkông đó có thể bị ảnh hưởng nặng nề, có thể bị sụp đổ, nếu chúng ta không có một giải pháp căn cơ để giải quyết, trên cơ sở đối thoại giữa các bên với nhau.”
Tổ chức Vietnam River Network đã công khai bày tỏ lo ngại về sự tan vỡ của Hiệp Định và ngày 3 tháng 10, 2013 và thư tuyên bố News Release của họ chính thức phản đối Lào về dự án Don Sahong. Các tổ chức quốc tế như Save the Mekong, International Rivers Network đều có những tuyên bố như thế. Viet Ecology Foundation từ California, HK cũng đã yêu cầu MRC và Lào xét lại hủy bỏ cả dự án Xayaburi và Don Sahong.
Ngụy biện của AECOM về dự án Don Sahong
Năm 2007, 34 chuyên gia khoa học độc lập từ Úc và Hoa Kỳ cùng ra một báo cáo chung cảnh báo các chính phủ MRC về mối nguy hại của dự án Don Sahong. Công ty chủ thầu Don Sahong là Mega First Berhad (MFCB) đã ký kết với công ty AECOM Australia-New Zealand làm cố vấn kỹ thuật cho họ. TS Steve Hawkins, đại diện của AECOM tuyên bố rằng báo cáo 2007 là hoang đường; nhưng ông không trích dẫn ra được một công trình nghiên cứu khoa học quốc tế nào phản biện ngược lại.
Gần đây Kỹ sư Graeme Boyd thuộc AECOM còn cho rằng đập Don Sahong không phải là mainstream dam. Mục đích của ông là chối bỏ mọi hậu quả nguy hại của Don Sahong, đánh lạc hướng MRC và dư luận để giúp Lào tránh né trách nhiệm tham vấn và thỏa hiệp theo Hiệp định 1995.
Theo Vientiane Times, trong một buổi họp vào tháng 11, 2103 tại Champassak, Mega First Corp Berhad, KS Graeme Boyd, đưa ra bốn lý do Don Sahong không phải là đập trên dòng chính:
1.”First and foremost that it would not block the Mekong across its full width, instead stretching across one of many channels.”
Không chắn toàn thể bề ngang dòng chính, chỉ chắn một trong số những dòng chảy.

2. “The fact is that Hou Sahong is only one of many channels of the Mekong River. It only takes about 15 per cent of the flow of the Mekong, while a mainstream dam takes 100 per cent of the flow,” Chỉ lấy 15% lưu lượng nước sông Mekong không phải 100%.
3. “Really, the Don Sahong project cannot be considered as a mainstream dam because it does not span the whole of the Mekong River.” Không bắc ngang toàn bộ chiều ngang dòng sông
4. “Boyd said just 8 per cent of the river’s sediment load would pass through the dam, as opposed to 100 per cent in a mainstream dam.” Chỉ chặn 8% phù sa, không chặn 100% phù sa.
Mekong2
Bản Đồ Mekong vùng thác Khone
Cả bốn lý do của KS Boyd đưa ra có thể đúng cho Don Sahong về hình học và số học nếu chỉ nhìn các con số trong mùa mưa hay trung bình năm. Vào mùa khô khi lưu vực Mekong khát nước, lưu lượng xuống thấp, Don Sahong là dòng chảy lớn duy nhất cho nước, phù sa và di ngư. Lúc đó không có dòng chảy nào khác. Do đó kết luận Don Sahong không phải là mainstream dam của AECOM nên Lào không cần phải thỏa hiệp theo Hiệp định 1995 là hoàn toàn sai.
Thực ra nguyên tắc pháp lý của việc này rất đơn giản vì chỉ cần quy chiếu theo văn bản của Hiệp Định 1995 mà thẩm định như phần đầu bài này thì sẽ rõ không có chỗ nào trong Hiệp Định phân biệt dòng chính là phải chắn ngang 100% mặt sông.
Đây là một hiệp ước quốc tế bốn nước đã long trọng ký kết nên có hiệu lực pháp lý trước tòa án quốc tế. Ông Hans Guttman, Chief Operating Officer của MRC đã rơi vào bẫy hỏa mù của AECOM.
Theo Vientiane Times, MRC Chief Executive Officer, Hans Guttman, tuyên bố “the Mekong Agreement did not go into great detail on what is and what isn’t a mainstream project.”
Ông Hans Guttman, CEO của MRC, đã không nắm vững HĐ1995 nên đã nói: “just because the dam was located in a part of the Mekong River did not mean it was a mainstream project.” “You can’t say they have breached the agreement…we don’t have that kind of details.”
“Khi đập tọa lạc trên một phần sông Mekong không có nghĩa là một dự án trên dòng chính” và “Không thể nói họ đã vi phạm Hiệp định … chúng tôi không có những chi tiết đó.”

Thái độ của CEO Hans Guttman đã gây thêm hoang mang và căng thẳng không thể chấp nhận được. Ông đã làm hại nặng nề uy tín của chính ông và của cả tổ chức MRC. Ông đã hậu thuẫn các cố vấn AECOM đánh lạc hướng công luận. Vì lẽ đó, ông Hans Guttman nên từ chức, rút lui trong danh dự, vì tổ chức ông lãnh đạo đã thất bại không mang về cho các thành viên một hợp tác hữu nghị có ý nghiã bền vững nào. 
  

Mekong3

Bản Đồ Các Dự Án trên Mekong (Nguồn IRN)
(Trích một số dự án)

Trích dẫn Hiệp Định 1995 Article 5. Reasonable and Equitable Utilization

To utilize the waters of the Mekong River system in a reasonable and equitable manner in their respective territories, pursuant to all relevant factors and circumstances, the Rules for Water Utilization and Inter- basin Diversion provided for under Article 26 and the provisions of A and B below:
A. On tributaries of the Mekong River, including TonLe Sap, intra-basin uses and inter-basin diversions shall be subject to notification to the Joint Committee.
B. On the mainstream of the Mekong River: 1. During the wet season: a) Intra-basin use shall be subject to notification to the Joint Committee. b) Inter-basin diversion shall be subject to prior consultation which aims at arriving at an agreement by the Joint Committee. 2. During the dry season: a) Intra-basin use shall be subject to prior consultation which aims at arriving at an agreement by the Joint Committee. b) Any inter-basin diversion project shall be agreed upon by the Joint Committee through a specific agreement for each project prior to any proposed diversion. However, should there be a surplus quantity of water available in excess of the proposed uses of all parties in any dry season, verified and unanimously confirmed as such by the Joint Committee, an inter-basin diversion of the surplus could be made subject to prior consultation.
Tác giả gửi Quê Choa Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả 
Giới thiệu: KS Phạm Phan Long là KS cố vấn chuyên nghiệp, đã sáng lập ra hai công ty tư vấn tại California chuyên thiết kế cơ xưởng kỹ nghệ. Ông là sáng lập viên của Mekong Forum và hiện là Chủ Tịch Viet Ecology Foundation là một tổ chức NGO tại Hoa Kỳ.
(Theo Quê Choa)
Xem tiếp:

THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
SẼ THẤT BẠI VÌ ĐẤP THỦY ĐIỆN

@ 350.org Việt Nam Nguyễn Khánh Toàn,  3. 8. 2013
Ngày 01.08.2013 tại thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN), Viện Sinh thái học miền Nam (SIE), Đại học An Giang cùng Liên minh Cứu trợ sông Mekong (Save the Mekong) đã phối hợp tổ chức Diễn đàn nhân dân với chủ đề “Dòng sông Mekong trong tương lai: Mối quan tâm của người dân về phát triển thủy điện” với sự tham gia của gần 150 đại biểu bao gồm đại diện cộng đồng lưu vực hạ nguồn Mekong, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các nhà nghiên cứu độc lập từ các quốc gia Việt Nam, Thái Lan, Cam-pu-chia, Myanmar, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hoa Kỳ …  có mối quan tâm chung đến sông Mekong.
Diễn đàn lần này tập trung chia sẻ các thông tin mới nhất về bức tranh toàn cảnh vấn đề phát triển thủy điện trên dòng Mekong và những tác động của nó; đồng thời đóng vai trò như là một cơ hội tham vấn ý kiến các bên liên quan, tăng cường sự hợp tác, hiểu biết và trách nhiệm cũng như nâng cao tiếng nói có giá trị của người dân và các tổ chức xã hội trước vấn đề này.

Diễn đàn chuẩn bị khai mạc.
Sau bài phát biểu khai mạc của tiến sỹ Vũ Ngọc Long – Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam (SIE) là thời gian trình chiếu bộ phim tài liệu How dams discrupt lives – Experiences from Mun river * (tạm dịch: Đập phá vỡ cuộc sống như thế nào – kinh nghiệm từ sông Mun) do tổ chức Mekong Watch (Nhật Bản) thực hiện đã chuyển tải thông điệp ấn tượng đến toàn thể đại biểu tham dự về bức tranh tổng quát của con sông mẹ và những rủi ro mà chúng ta đang đối mặt.
Chương trình diễn đàn bao gồm 5 phiên thảo luận chung với hơn 20 bài phát biểu tham luận tập trung mổ xẻ các vấn đề ưu tiên về con sông có chiều dài đứng thứ 12 thế giới chảy qua liên tục 6 quốc gia Châu Á này.
  • Phản ánh về đời sống người dân và giá trị của sông Mekong đối với nguồn tài nguyên của nó
  • Quan điểm của các bên liên quan đối với đập thủy điện Xayaburi và các đập dự kiến xây dựng trên dòng chính của sông Mekong.
  • Ủy hội sông Mekong và phương pháp tham vấn ưu tiên của hội đối với các đập ở lưu vực chính sông Mekong
  • Giải quyết các thách thức của đập Xayaburi và các khuyến nghị trong tương lai.
  • Trả lời các vấn đề của cộng đồng về sự phát triển thủy điện sông Mekong.
Tiến sỹ Dương Văn Ni – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu – Thực nghiệm Đa dạng sinh học Hòa An đã mở đầu bài tham luận trung tâm với những những câu chuyện thực tế ông ghi nhận được từ người dân trong các chuyến đi thực địa “năm ngoái mỗi ngày người ta đánh được 10kg cá, bây giờ chỉ còn 3“. Ông cũng băn khoăn “Chúng ta cần trung bình 4.500 lít nước để có được 1kg gạo, vậy liệu nước ta có còn lạc quan về vị trí nhất nhì thế giới sản lượng gạo khi mà lượng nước đổ về hạ nguồn mekong có xu thế này càng giảm đi nghiêm trọng ?"


Việt Nam chỉ đóng góp 11% lượng nước nhưng lại là nước tạo ra sản lượng gạo lớn nhất trong số các quốc gia mà dòng Mekong chảy qua


Tiến sỹ Lê Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu – ĐH Cần Thơ (Viện DRAGON) đã lưu ý trong bài phát biểu của mình tại phiên thảo luận chung thứ 5 rằng việc phát triển thủy điện trên sông Mekong sẽ khiến công tác thích ứng với biển đổi khí hậu (BĐKH) tại vùng đồng bằng sông Cửu Long trong hiện tại sẽ gặp nhiều khó khăn và sau đó sẽ kéo theo nhiều hệ quả nghiêm trọng khác.

Trả lời câu hỏi của đại diện 350.org Việt Nam rằng vấn đề thích ứng với BĐKH có được xem xét một cách đầy đủ và phù hợp với mức độ nghiêm trọng của nó hay chưa trong quá trình tham vấn với các nước khác về đập thủy điện, tiến sỹ Tuấn cho biết “Trong thời gian qua chúng tôi đã bỏ ra từ 1 tỷ đến 2 tỷ đồng để làm chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai nhưng mà hầu hết tất cả những chương trình đó đều không xem xét hoặc xem xét rất là sơ bộ về tác động của các đập thủy điện bởi vì người ta cũng không biết là 11 – 12 đập thủy điện đó khi nào xây dựng? khi nào vận hành? và vận hành thế nào?. Chúng tôi cũng đã thử nghiệm coi là nếu làm một tổ hợp các trường hợp vận hành khác nhau chúng tôi phát hiện ra rằng phải chạy một bài toán trên cả ngàn những tổ hợp khác nhau.


Bà Omboun Thipsuna, đại diện Hội đồng nhân dân 7 tỉnh Đông Bắc Thái Lan chia sẻ những quan điểm và thành quả của mình trong suốt quá trình tham vấn cộng đồng và phản đối chính phủ Thái Lan đầu tư xây dựng đập Xayaburi trên đất Lào.


Ông nhấn mạnh “Khi làm kế hoạch tổng thể (thích ứng với BĐKH) gặp vấn đề là đồng bằng sông Cửu Long sử dụng nguồn nước thế nào khi các đập thủy điện vận hành, đó là khó khăn lớn nhất. Đó là tại sao mà tôi nói rằng nó có thể sẽ phá vỡ tất cả các biện pháp thích ứng như bố trí thời vụ, tăng giống lúa chịu mặn hay chịu hạn … Đó mà bài toán còn rất lớn mà đến giờ tôi và các đồng nghiệp khác cũng chưa trả lời được.

Trong thông điệp gửi đi ở phần bế mạc diễn đàn nhằm khuyến cáo các cơ quan chức năng có nêu rõ: “Nhu cầu năng lượng vốn là lý lẽ biện minh của các dự án xây dựng các đập thủy điện cũng cần phải được xem xét nghiêm túc ở cả cấp quốc gia và khu vực. Việc phát triển năng lượng thay thế phải được thúc đẩy và đưa vào các chính sách năng lượng quốc gia cũng như khu vực.
Đồng bằng sông Cửu Long hiện là vùng đất chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nếu phải gánh thêm những hậu quả từ việc phát triển thủy điện một cách thiếu cân nhắc và thiển cận vì những nguồn lợi trước mắt, chắc chắn khủng hoảng mà chúng ta chuẩn bị phải gánh chịu là rất tồi tệ. Điều này không những ảnh hưởng đến người dân 13 tỉnh nơi đây mà sẽ là an ninh lương thực của toàn bộ quốc gia, thậm chí là cả thế giới. Không ai bảo đảm được rằng không có cá từ thượng nguồn đổ về, không có đủ nước trồng lúa thì chúng ta không cần ăn mà có thể tồn tại cùng với các đập thủy điện và nhiệt điện khắp nơi.
Tất cả chúng ta cần phải hành động và bây giờ chính là thời điểm.

Chú thích
:
(*): Xem phim tài liệu tại http://bitly.com/MekongDams

@ 350.org Việt Nam
Nguyễn Khánh Toàn
Điều phối miền Nam Phong trào toàn cầu về BĐKH 350.org tại Việt Nam
Gửi về từ An Giang, ngày 01 tháng 08 năm 2013
Nguồn: https://www.facebook.com/notes/việt-nam-với-chiến-dịch-toàn-cầu-về-bdkh-350org- /thích-ứng-với-biến-đổi-khí-hậu-tại-đồng-bằng-sông-cửu-long-sẽ-thất-bại-vì-đập-th/647340331943497


CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRÊN HỆ THỐNG SÔNG MEKONG :
BỐI CẢNH, TÁC ĐỘNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH THÍCH ỨNG

Trung tâm Con người và Thiên nhiên,  27. 6. 2012
Mê Kông là một trong 10 con sông lớn nhất thế giới với tổng chiều dài khoảng 4.800 km, bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua các quốc gia Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở phần thượng nguồn thuộc Trung Quốc và Myanmar, sông Mê Kông nhỏ hẹp, chảy mạnh, nhiều thác ghềnh và có tiềm năng lớn về thủy điện. Phần hạ nguồn, lòng sông mở rộng do được tiếp nhận nguồn nước từ rất nhiều chi lưu khác như Serepok, Se San và Sekong. Tại Phnom Phenh (Campuchia) dòng chính sông Mê-kong phân tách thành 2 nhánh, sông Tiền và sông Hậu, chảy qua địa phận các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam và đổ ra biển Đông ở 9 cửa lớn. Cùng các chi lưu của nó, dòng Mê Kông đã tạo ra một lưu vực rộng lớn có diện tích khoảng 810.000 km2 với hệ sinh thái đất ngập nước vô cùng phong phú và đa dạng. Chính hệ sinh thái này đã mang lại nhiều nguồn lợi cho các quốc gia và người dân sinh sống trong lưu vực. Theo ước tính, khoảng 60 triệu người  hạ lưu vực đang phụ thuộc các vùng đất ngập nước thuộc lưu vực sông Mê Kông  trong sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy sản và các hoạt động phục vụ sinh kế khác (MRC, 1997).
ĐBSCL của Việt Nam được hình thành chủ yếu từ trầm tích phù sa của sông Mê Kông và bồi dần qua các kỷ nguyên thay đổi mực nước biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã tạo ra vùng đồng bằng rộng lớn có  độ cao trung bình chỉ khoảng 1.5 m so với mực nước biển với những dải đất phù sa ngọt nằm xem kẽ giữa các vùng đất phèn và mặn. Do những đặc tính này, sông Mê Kông có một vai trò rất quan trọng đối với vùng ĐBSCL. Lượng phù sa từ sông Mê Kông đổ về làm hạn chế hiện tượng xói lở dọc bờ biển. Đặc biệt, các chu kỳ lũ hàng năm từ sông Mê Kông giúp ĐBSCL đẩy mặn, rửa phèn, cải tạo đất và qua đó cải thiện năng suất nông nghiệp. Ngoài ra, tương tự như các quốc gia khác trong lưu vực, sông Mê Kông còn là nguồn cung cấp nước tưới tiêu và thủy sản chính cho các tỉnh ĐBSCL của Việt Nam. Nhờ những ưu thế này, hàng năm  ĐBSCL đã đóng góp gần 60% sản lượng gạo và thủy sản cho Việt Nam dù chỉ chiếm khoảng 30%  tổng diện tích của cả nước (GSO, 2010).
Tầm quan trọng của sông Mê Kông đối với 6 quốc gia trong lưu vực là điểu không thể phủ nhận. Tuy nhiên, do sức ép của phát triển kinh tế, thiếu sự đồng thuận về lựa chọn chiến lược phát triển bền vững, các nước trong lưu vực đã và đang khai thác triệt để các nguồn lợi từ hệ thống sông Mê Kông nhằm phục vụ các ưu tiên phát triển của mình. Hoạt động phát triển kinh tế thiếu bền vững đã làm hình thái của sông Mê Kông thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt sau những năm 1980. Theo đó, hàng ngàn hồ chứa, đập dâng, trạm bơm đã được xây dựng trên các dòng nhánh để sản xuất thủy điện, lấy nước phục vụ tưới tiêu và các nhu cầu khác của phát triển kinh tế. Phía thượng nguồn dòng chính, Trung Quốc đã và đang xây dựng 8 đập thủy điện với quy mô công suất lớn. Ở hạ nguồn, 12 đập thủy điện bậc thang cũng đang được đệ trình xây dựng, chưa kể các dự án chuyển nước từ sông Mê Kông về vùng Đông Bắc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của Thái Lan đã được bàn luận đến trong nhiều năm qua. Việt Nam cũng phát triển tối đa hệ thống thủy lợi nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản, định cư và giao thông thủy. Tất cả những kiến tạo đó đã, đang và sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sông Mê Kông và các hệ sinh thái trong lưu vực về nguồn nước, phù sa và sự sinh tồn của các loài thủy sản.
ĐBSCL được đánh giá là vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ các hoạt động phát triển kinh tế thiếu bền vững ở thượng nguồn. Cùng với tác động của biến đổi khí hậu, chiến lược phát triển trên hệ thống sông Mê Kông của các quốc gia trong lưu vực sẽ đặt ĐBSCL trước một thách thức lớn trong việc duy trì nguồn nước, phù sa và nguồn lợi thủy sản nhằm đảm bảo duy trì hệ sinh thái đất ngập nước, năng xuất sản xuất nông nghiệp và sinh kế của hơn 18 triệu người sinh sống trong vùng.
Nhận thức được tầm quan trọng của dòng Mê Kông đối với tương lai phát triển của khu vực, năm 1995, Việt Nam cùng Campuchia, Lào và Thái Lan đã ký kết Hiệp định Mê Kông về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông. Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định này là các đề xuất phát triển trên dòng chính sông Mê Kông của các quốc gia thành viên phải được thông qua cơ chế tham vấn, thông báo trước và minh bạch thông tin. Theo đó, chính phủ các quốc gia trong lưu vực phải hợp tác chặt chẽ với nhau, cùng đối thoại, trao đổi với các bên liên quan trong nội bộ mỗi nước như chính quyền và nhân dân địa phương để tìm tiếng nói chung cho các quyết định phát triển. Trong bối cảnh đó, với vai trò là một bên tham gia quan trọng, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam nói chung và ở khu vực ĐBSCL nói riêng cần được cung cấp thông tin, tăng cường hiểu biết, thực hiện các đánh giá độc lập để có thể tham gia mạnh mẽ hơn đối với các chiến lược, kế hoạch phát triển trên hệ thống sông Mê Kông, nhằm góp phần bảo vệ lợi ích cộng đồng, quốc gia và sự phát triển hài hòa trong lưu vực. Đây là những lý do chính mà PanNature tổ chức Hội thảo tập huấn “Chiến lược phát triển trên hệ thống sông Mê Kông: Bối cảnh, tác động và các chính sách thích ứng”.
Hội thảo được tổ chức trong 02 ngày 22 và 23 tháng 6 năm 2012 tại thành phố Cần Thơ. Giảng viên của khóa tập huấn là các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, quản trị tài nguyên nước, phát triển thủy điện, nông nghiệp và tài nguyên môi trường. Học viên tham dự bao gồm 50 đại diện từ các cơ quan nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ và tổ chức cộng đồng làm việc trong các lĩnh vực liên quan từ 12 tỉnh, thành ở khu vực ĐBSCL và phụ cận. Sau khóa  tập huấn này, PanNature sẽ tiếp tục phối hợp với các học viên và tổ chức tham gia để có thể triển khai các hoạt động nghiên cứu, thông tin, tăng cường năng lực và chính sách liên quan đến vấn đề giám sát phát triển ở khu vực Mê Kông.
Ảnh: PanNature.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Phần I: Các chiến lược phát triển trên hệ thống sông Mê Kông: Bối cảnh và tác động
Tổng quan các chiến lược và kế hoạch phát triển trên lưu vực sông Mê Kông
Th.S Trần Thị Thanh Thủy, PanNature

Chiến lược phát triển thủy điện trên hệ thống sông Mê Kông và tác động đối với ĐBSCL
TS. Lê Anh Tuấn – Trường ĐH Cần Thơ

Phát triển nông nghiệp, thủy lợi và các áp lực về nguồn nước trong lưu vực sông Mê Kông
TS. Lê Phát Qưới – Viện Môi trường và Tài nguyên

Hoạt động phát triển, vấn đề suy thoái nguồn nước và các tác động đối với hệ sinh thái lưu vực sông Mê Kông
TS. Lê Phát Qưới – Viện Môi trường và Tài nguyên

Thảo luận nhóm: Đánh giá tác động tiềm ẩn của phát triển trên lưu vực sông Mê Kông đối với Việt Nam và các ưu tiên cần giải quyết đối với ĐBSCL.
Phần 2:  Sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển lưu vực Mê Kông
Giới thiệu về Hiệp định Mê Kông 1995: Nguyên tắc và cơ chế tham gia của các tổ chức xã hội dân sự
TS. Lê Anh Tuấn – Trường ĐH Cần Thơ

Sự tham gia và kinh nghiệm của một số tổ chức xã hội dân sự của các quốc gia khác  trong việc thúc đẩy phát triển bền vững  lưu vực sông Mê Kông
Ông Trịnh Lê Nguyên – PanNature

Phần 3:  Xây dựng ý tưởng nghiên cứu và đánh giá chính sách ở khu vực ĐBSCL
Chính sách công và vai trò của XHDS
Th.S Trần Thị Thanh Thủy, PanNature

Phương pháp luận, các bước và công cụ cần thiết  trong  quá trình phân tích và đánh giá chính sách
Th.S Trần Thị Thanh Thủy, PanNature

Xác định nội dung ưu tiên cho hoạt động giám sát, phản biện và vận động chính sách phát triển vùng lưu vực Mê Kông của tổ chức xã hội dân sự khu vực ĐBSCL
Giới thiệu về các cơ hội tài trợ và chương trình hỗ trợ nghiên cứu chính sách của PanNature
Xây dựng các ý tưởng đề xuất nghiên cứu chính sách theo nội dung ưu tiên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguồn: Trung tâm Con người và Thiên nhiên http://nature.org.vn/vn/2012/06/chien-luoc-phat-trien-tren-he-thong-song-me-kong/


SÔNG MEKONG : THÁCH THỨC TỪ MẤT RỪNG VÀ CHUYỂN NƯỚC

vncold.vn

Liên quan đến những thách thức đối với sông Mekong, việc xây dựng các đập thủy điện đã được đề cập khá nhiều. Có ý kiến cho rằng đó còn liên quan đến sự tồn vong của dòng sông. Xin không đề cập thêm trong bài
.

Ít được nói đến nhưng theo tôi quan trọng không kém và gắn kết với các đập, đó là tình trạng mất rừng trong lưu vực và vấn đề chuyển nước ra khỏi lưu vực.
Cái giá mất rừng
Rừng đầu nguồn bị tàn phá là một mối đe dọa nặng nề đối với dòng sông, nhất là ở vùng nhiệt đới. Ai cũng biết, mất rừng kéo theo xói mòn, rửa trôi mà hậu quả là nâng cao đáy các hồ đập, thay đổi địa mạo của lòng sông, chế độ thủy văn của sông và trong một số trường hợp, cả địa mạo của vùng.
Hồ Tonlé Sap là một ví dụ cụ thể. Do nạn phá rừng quanh hồ này trong những thập niên gần đây, đáy hồ mỗi năm được nâng lên từ 10 đến 12 cm, sức chứa của hồ giảm đi tương ứng. Chức năng trữ và điều tiết của hồ sẽ thay đổi khác với trước đây là điều sẽ xảy ra nếu không ngăn chặn được tình hình mất rừng hiện nay.
Để định lượng cụ thể tình trạng mất rừng, cần tính toán đầy đủ để được 1 MW thủy điện sẽ phải mất bao nhiêu ha rừng cho lòng hồ, cho nhà máy và hạ tầng cơ sở khác, và các hậu quả của sự mất mát này.
Một lãnh đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, cho biết chỉ với 25 công trình thủy điện đã và đang được triển khai, tỉnh đã mất hơn 15000ha rừng tự nhiên. Từ đó bài báo đưa ra con số để có 1MW điện phải mất ít nhất 10-16ha rừng tự nhiên [2].

Con số này là bao nhiêu đối với 9 tỉnh khu vực miền Trung – Tây Nguyên (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) nơi, theo số liệu của Bộ Công thương, đang có tới 393 dự án thủy điện với tổng công suất lắp máy khoảng 7381MW [3]. Tình trạng lũ lụt ở các tỉnh miền Trung trong những tuần gần đây có nguyên nhân của thời tiết, nhưng chắc chắn có nguyên nhân từ tình hình mất rừng.
Nói gắn kết là vì vậy. Để có đập phải mất rừng. Số đập dày đặc thì sẽ không còn rừng. Lòng hồ bị nâng đáy, công suất giảm so với thiết kế, lượng nước chảy về hồ nhanh gần như tức thì, tần suất xã lũ nhặt hơn, nhà dân và hạ tầng cơ sở bị phá hỏng.
Nếu đập nằm trên vùng bán sơn địa, ngoài mất rừng, còn mất nhiều diện tích đất nông nghiệp và nhiều hộ dân phải tái định cư.
Chuyển nước
Dòng sông sẽ suy yếu nghiêm trọng, thậm chí sẽ “chết” đi, nếu nó liên tục bị chích mất nước, giống như một cơ thể con người liên tục bị chích máu.
Những dự án chuyển nước từ lưu vực của một dòng sông sang lưu vực của một dòng sông khác, và kể cả trong cùng lưu vực, do vậy cần được tính toán, đánh giá các tác động kinh tế, xã hội, môi trường, và cụ thể những thay đổi đối với dòng sông, lưu vực, những mặt được – mất đối với các quốc gia có liên quan khi dòng sông chảy qua nhiều nước.
Từ thập niên 1980 – 1990, Thái Lan đã đề xuất hai dự án chuyển nước: dự án Kok – Ing – Yom – Nan ở vùng Bắc Thái Lan, và dự án Kong – Chi – Mun ở phía Đông Bắc Thái Lan.
Dự án Kok – Ing – Yom – Nan chuyển nước từ hai phụ lưu của sông Mekong, sông Kok và sông Ing, vào sông Yom và sông Nan, hai phụ lưu của sông Chao Praya, nhằm tăng thêm nguồn nước cho đập Sirikit và lượng nước tưới cho miền Trung Thái Lan. Đây là một dự án chuyển lưu vực và sẽ làm thất thoát nguồn nước sông Mekong.
Dự án Kong – Chi – Mun, không chuyển nước ra ngoài lưu vực, mà đưa nước từ sông Mekong vào các hồ chứa hiện có và mới sẽ xây thêm nhằm tưới cho 510000 rai đất nông nghiệp (tương đương 81600 ha) ở vùng Đông Bắc Thái Lan. Lượng nước mất đi và chất lượng nước trả lại cho dòng chính là những mối quan ngại đối với Lào và nhất là Campuchia và Việt Nam.
Chính vì hai dự án này mà Ủy ban lâm thời sông Mekong đã đi vào bế tắc và đã giải thể năm 1992.
Gây lo ngại lớn là dự án đồ sộ chuyển nước Nam – Bắc trên lãnh thổ Trung Quốc với ba tuyến chuyển Đông, Trung và Tây, dự kiến bổ sung 44,8 tỉ m3/năm nước từ sông Trường Giang sang sông Hoàng Hà, sau đó đưa đến Bắc Kinh, Thiên Tân.
Tuyến phía Đông đã được triển khai. Tuyến phía Tây bắt đầu triển khai năm 2010. Còn tuyến phía Tây? và trong 17 tỉ m3/năm từ tuyến này, có chuyển nước từ sông Mekong và sông Salween hay không? Thông tin có được rất ít và không rõ ràng.
Trong quy hoạch ban đầu vào cuối thập niên 1950 dự án định chuyển nước từ năm con sông Nu (Salween), Lancang (Mekong), Tongtian, Yalong, Dadu sang sông Hoàng Hà. Việc chuyển nước như vậy sẽ gây nhiều hậu quả về môi trường và về kinh tế xã hội to lớn cho các nước ở hạ lưu là Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Sau đó phương án này không được công khai nhắc đến có thể vì liên quan đến các nước ở hạ lưu. Tuyến phía Tây được thể hiện rất đơn sơ trong hình dưới đây.
Có bao nhiêu đập đã, đang và sẽ được xây dựng trên sông Lancang (Mekong thượng nguồn)? Theo bản đồ của Ủy hội sông Mekong, có 7. Có tài liệu nói đến con số 14. Theo tài liệu đọc được trên mạng meltdownintibet.com thì số đập trên sông Lancang cao hơn nhiều và hầu hết đều đã và đang được xây dựng.
Có cơ sở để nghĩ rằng các thông tin về các đập trong bản đồ trên đây là xác thực, vì: (1) nó đúng với lô-gíc tích nước để chuyển nước; (2) còn có một bản đồ tiếng Trung trùng hợp với bản đồ này.
Như vậy: (1) thách thức từ các đập thủy điện đối với hạ lưu vực sông Mekong không phải chỉ đến từ 7 con đập. Nó còn sang một cấp độ khác vì nguồn nước có cơ bị thất thoát; (2) vấn đề chuyển nước sông Mekong trong dự án chuyển nước Nam-Bắc của Trung Quốc vẫn là thời sự, và đương nhiên là mối quan ngại hàng đầu đối với các quốc gia ở hạ lưu; (3) số đập và việc chuyển nước Mekong cần được làm sáng tỏ.
Phải chăng sự gần kề giữa sông Lancang và sông Jingsa-Yangtsé cùng lúc với mực nước dâng tích lại từ các đập xây dựng trên sông Lancang đã luôn âm ỉ nuôi dưỡng việc thực hiện ý tưởng chỉ đạo từ ban đầu đưa nước sông Lancang (và sông Nu) vào dự án chuyên nước Bắc Nam?
Sáu đề xuất và kiến nghị
1. Quy hoạch tổng thể phát triển vùng (hay lưu vực sông), các quy hoạch phát triển ngành (nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, du lịch, …) và tiểu vùng (hay quốc gia trong lưu vực) cần phải hài hòa với nhau. Hãy để dòng sông “sống” với vùng (lưu vực), với con người và phục vụ con người.
2. Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng đầu nguồn là một nhiệm vụ bức xúc của các quốc gia trong lưu vực.
3. Lancang-Mekong là một con sông quốc tế. Các dự án chuyển nước phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và đầy đủ. Vấn đề xây dựng đập cũng vậy. Các báo cáo tác động môi trường cho toàn bộ lưu vực, trong thời gian dài là bắt buộc. Tốt nhất là đặt trong một quy hoạch tổng thể lưu vực sông.
4. Khai thác tài nguyên nước tại một quốc gia trong lưu vực phải đi đôi với trách nhiệm đối với tất cả các thay đổi trong toàn lưu vực do việc khai thác này gây ra. Quyền lợi của một nước trong lưu vực không thể tách rời quyền lợi của tất cả các nước khác cùng chia sẻ lưu vực.
Hợp tác để cùng phát triển bền vững giữa tất cả các nước trong lưu vực là cách ứng xử đúng đắn nhất.
5. Các số liệu khí tượng thủy văn trong lưu vực sông Lancang – Mekong phải được chia sẻ giữa các nước trong lưu vực. Chế độ vận hành của các đập cũng vậy. Những thông tin này là cần thiết cho việc quản lý các rủi ro trong toàn lưu vực.
6. Ủy ban quốc gia của Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong, gắn trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của đất nước, theo nguyên tắc Hợp tác để cùng phát triển bền vững, với nhiệm vụ báo cáo với Chính phủ và qua Chính phủ, báo cáo với Quốc hội, mặt khác thông cho rộng rãi các nhà khoa học các thông tin liên quan đến tài nguyên nước và việc sử dụng nó trong lưu vực sông Mekong, để được thêm sư hậu thuẩn cho tiếng nói của mình tại diễn đàn quốc tế.
 (Theo vncold.vn)

[1] Một cuộc Hội thảo Đối thoại chính sách: Phát triển đập thuỷ điện trên sông Mekong và thách thức đối với Việt Nam” với đại biểu Quốc hội Khóa XII vừa được Trung tâm Con người và Thiên nhiên và Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 7.11.2010.
[2] Bài “1MW điện giá bao nhiêu?” Tuổi Trẻ cuối tuần, số ra ngày 05.10.2010.
[3] Báo cáo của Bộ Công thương gửi Thủ tướng Chính phủ tháng 3-2010 về kết quả rà soát các dự án thủy điện và việc vận hành các đập thủy điện.
Nguồn: Tổng cục Thủy Lợi, Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Thủy Lợi
Sông Mekong: Thách thức từ mất rừng và chuyển nước

Góc lưu trữ
Mục đích nhằm hổ trợ thông tin cho DẠY VÀ HỌC, CÂY LƯƠNG THỰC chọn tạo giống cây lương thực năng suất cao chất lượng tốt thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng tôi lập trang Sông Mekong thông tin tổng hợp.
Sông Mekong tài liệu tổng hợp trên Khatkhaoxanh
Sông Mekong tài liệu tổng hợp
trên TS. Hoàng Kim
 

Sông Mekong tài liệu tổng hợp trên Điểm chính

LƯU VỰC SÔNG MEKONG ĐỊA BÀN THÁCH ĐỐ CỦA HOA KỲ

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long, VN 2020 Mekong Group

Ngô Thế Vinh

“Hoa Kỳ trở lại Đông Nam Á. Tổng Thống Obama và tôi tin rằng khu vực này là thiết yếu cho tiến trình toàn cầu, cho hòa bình và thịnh vượng và chúng tôi mở rộng cam kết với các thành viên thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á trên mọi thách đố trong tương lai.” Ngoại trưởng Hillary Clinton, ASEAN Summit 07/ 28/ 2009

“Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới có một cam kết chiến lược và nghĩa vụ tinh thần nhằm bảo vệ sức khỏe và an sinh của cư dân sống phụ thuộc vào con Sông Mekong với nguồn tài nguyên và nếp sống của họ.” Thượng nghị sĩ Jim Webb’s Press Releases12/ 08/ 2011

Sự trở lại muộn màng của Hoa Kỳ

Sau Chiến Tranh Việt Nam, sự vắng bóng của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á đã để lại một khoảng trống về địa dư chánh trị, và đây cũng chính là vận hội để một Trung Quốc với tham vọng mau chóng lấp đầy. Với sức bành trướng của Trung Quốc từ kinh tế tới quân sự ngày càng đè nặng trên 5 quốc gia trong lưu vực sông Mekong, cộng thêm với những động thái hung hãn của Bắc Kinh nhằm “Tây Tạng Hóa vùng Biển Đông/Tibetization of South China Sea”, nói theo ngôn từ rất tượng hình của B.A. Hamzak, thuộc Viện Hàng hải Mã Lai (Malaysian Institute of Maritime Affairs), đang trực tiếp đe dọa tới những quyền lợi thiết thân của chính nước Mỹ, đã đến lúc chánh quyền Tổng thống Obama không thể không quan tâm tới sự thách đố của Trung Quốc, một quốc gia đông dân nhất thế giới đang nhanh chóng vươn lên như một siêu cường cả về kinh tế lẫn quân sự. Bắc Kinh không chỉ cạnh tranh ráo riết mà còn với tham vọng vượt qua Mỹ trong thập niên tới của thế kỷ này. Nguy hiểm hơn nữa, nói theo ngôn từ của Jane Perlez, báo New York Times, đó là một “cạnh tranh mất-còn (zero-sum game).” [9] Do đó, một chiến lược trở lại với khu vực Đông Nam Á của Hoa Kỳ là một tiến trình tất yếu chứ không phải là ngẫu nhiên.

Hoa Kỳ là một trong những nước tài trợ cho Ủy Hội Sông Mekong, đồng thời cũng đã từng viện trợ cho các quốc gia Mekong, lại có tiếng nói đầy quyền uy trên các tổ chức ngân hàng lớn của thế giới như World Bank (WB) và Asian Development bank (ADB) … với tư thế đó cùng với hành động tích cực dấn thân, Hoa Kỳ hy vọng có thể tìm lại thế đứng, với “vai trò đối trọng” hạn chế được phần nào sức bành trướng của Trung Quốc trong lưu vực.

Khởi đầu từ hành pháp

Từ Hội nghị ASEAN [Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á], ngày 23-07-2009, theo yêu cầu của Mỹ đã có thêm một cuộc họp bên lề của Ngoại trưởng 5 nước: phía Mỹ là Hillary Rodham Clinton, cùng với 4 Ngoại trưởng vùng Hạ Lưu Sông Mekong bao gồm có Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam tại Phuket, Thái Lan. Đại diện cho Việt Nam lúc đó là Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm kiêm Phó Thủ tướng.

Ngoại trưởng Mỹ đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của vùng Hạ Lưu Sông Mekong (Lower Mekong Basin) và mỗi quốc gia đối với Hoa Kỳ, cùng với cam kết hỗ trợ nhằm thăng tiến hòa bình và thịnh vượng cho khu vực ASEAN như một toàn thể. Ngoại trưởng 4 nước Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ hơn của Hoa Kỳ với các quốc gia Hạ Lưu trong những lãnh vực có ý nghĩa hỗ tương nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững trong vùng.

Tiếp theo đó là một tuyên cáo, liên quan tới những vấn đề quan tâm chung, đặc biệt là trong các lãnh vực Môi trường, Y tế, Giáo dục, và Phát triển Hạ tầng (infrastructure development) trong khu vực.

Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng đã lên tiếng bày tỏ mối quan tâm về ảnh hưởng tác hại từ những con đập đối với “An Ninh Lương Thực” trong vùng, trong đó phải kể tới tầm quan trọng của nguồn cá sông Mekong là nguồn protein chính đối với cư dân trong lưu vực.

Tưởng cũng nên nói thêm, chính Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đã và đang xây chuỗi 15 con đập thủy điện dòng chính sông trên khúc sông Lancang-Mekong thượng nguồn, và còn sở hữu thêm 4 dự án đập dòng chính trong số 11 dự án Hạ Lưu sông Mekong.

Ngoại trưởng 5 nước đã thảo luận về các lãnh vực bao gồm biến đổi khí hậu và làm thế nào để đáp ứng có hiệu quả; phòng chống bệnh truyền nhiễm; mở rộng ứng dụng kỹ thuật cho giáo dục và đặc biệt quan tâm đến vùng nông thôn; cũng như phát triển hạ tầng.Các Ngoại trưởng đã xét duyệt những nỗ lực đang tiến hành, và đồng ý mở ra những lãnh vực hợp tác mới; và đặc biệt hoan nghênh sáng kiến “Kết Nghĩa Giữa Hai Ủy Hội Sông Mekong và Sông Mississippi (Sister-River Partnership)” nhằm chia xẻ kinh nghiệm chuyên môn trong các lãnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu, đương đầu với lũ lụt và hạn hán, khai thác thủy điện và lượng giá ảnh hưởng, quản lý nguồn nước và quan tâm tới an ninh lương thực.

Với Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong (Lower Mekong Initiative, LMI) của Ngoại trưởng Hillary Clinton, mục đích là tạo thuận và phối hợp cách ứng xử với những thách đố trong phát triển của toàn vùng qua các hội nghị trao đổi thông tin kỹ thuật, những cuộc hội thảo huấn luyện, và những những thăm viếng khảo sát,. Các quốc gia Mekong đều bày tỏ thái độ tích cực đón nhận Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong.

Với 22 triệu MK dự chi cho các chương trình môi sinh của 4 quốc gia Hạ Lưu sông Mekong; một phần ngân khoản ấy cũng được xử dụng cho việc “Kết Nghĩa giữa hai Ủy Hội Sông Mekong và Mississippi” nhằm thăng tiến quản lý nguồn nước xuyên quốc gia (trans-boundary water resources), qua kinh nghiệm từ Lưu vực Sông Mississippi. Số tiền ấy cũng được dùng qua cơ quan USAID (US Agency for International Development) cho việc nghiên cứu ảnh hưởng thay đổi khí hậu trên nguồn nước, an ninh lương thực và trên cuộc sống cư dân trong lưu vực. 

Theo Aviva Imhof, Giám Đốc truyền thông của Mạng Lưới Sông Quốc Tế (International River Network) thì qua Cơ Quan Khảo Sát Địa Chất Mỹ (US Geological Survey / USGS), Hoa Kỳ có thể đóng góp phần hỗ trợ kỹ thuật trong việc thu thập dữ kiện về thủy văn/ hydrology, sinh thái, lưu lượng phù sa và phẩm chất nước với bảo đảm rằng những thông tin ấy cũng được phổ biến rộng rãi tới quần chúng. [2]

Sáng kiến LMI được xem là có phần nào ảnh hưởng tới động lực phát triển trong lưu vực/ regional dynamics, và gây sự chú ý tới những vấn đề địa chánh trị đang bị thử thách.
Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng đã tiến tới thành lập một “Nhóm Bạn Mekong (Friends of the Mekong)” hợp tác song phương với các cơ quan tài trợ như ADB và WB. Như vậy, LMI đã bước đầu kết hợp cả hai “quyền lực mềm và khôn ngoan”. [3]

Cho dù thực chất ban đầu còn là chưa đáng kể, nhưng dấu hiệu tái cam kết của Mỹ với các quốc gia Mekong và ASEAN đã bắt đầu khiến Trung Quốc đã phải quan tâm nhiều hơn tới các cộng đồng cư dân và các chánh phủ hạ lưu sông Mekong. Gần đây, Trung Quốc đồng ý chia xẻ phần “thông tin vận hành / operational data” nhiều hơn với Ủy Hội Sông Mekong và cũng rất tượng trưng,cho phép một số viên chức tới thăm 2 con đập Tiểu Loan/ Xiaowan [ 4,200 MW] và Cảnh Hồng/ Jinhong [1,350 MW] trong số những con đập thủy điện dòng chính thượng nguồn đang hoạt động thuộc tỉnh Vân Nam.

Tới giới lập pháp Hoa Kỳ

Cùng với tiếng nói bên Hành Pháp, đã có sự cộng hưởng của cả giới Lập Pháp nhất là từ Thượng viện Hoa Kỳ. Thượng Nghị Sĩ Jim Webb với tư cách là chủ tịch Tiểu Ban Đông Á và Thái Bình Dương Sự vụ của Thượng viện (Senate East Asian and Pacific Affairs Subcommittee), đã rất năng động từ nhiều năm nhằm ngăn ngừa những tổn hại không thể đảo nghịch về môi trường (irreversible damages) do hậu quả của các đập thủy điện trên sông Mekong.

Là Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ tiểu bang Virginia từ 2006, tốt nghiệp Học viện Hải Quân 1968, từng phục vụ trong đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam tới 1972 với nhiều thành tích và huy chương. Sau đó là một luật sư, thời chính quyền Tổng Thống Reagan, ông từng là Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, sau đó là Bộ Trưởng Hải Quân. Jim Webb còn là tác giả của 9 cuốn sách, đoạt giải Emmy về báo chí, là một nhà làm phim. Ông nói được tiếng Việt. Jim Webb là một tiếng nói rất năng động, được báo Washingtonian Magazine bầu chọn là một “Ngôi Sao Đang Lên/ Rising Star” tại Thượng viện Hoa Kỳ.


[Hình II]_ Thủ Tướng Hun Sen tiếp Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, 19/ 08/ 2009 trong chuyến du hành qua 5 quốc gia Đông Nam Á. [Nguồn: Office of Senator Jim Webb]
Năm 2009, TNS Webb đã thực hiện chuyến du hành 2 tuần qua 5 quốc gia Đông Nam Á để khảo sát các dự án phát triển sông Mekong và các phương thức xử dụng nước xuyên lưu vực. Ông cũng vận động lôi kéo được nhiều viên chức ngoại giao Hoa Kỳ, các chánh trị gia hoạch định chánh sách, các chuyên gia môi trường và giới học giả quan tâm tới những nguy cơ phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái của của con Sông Mekong và tầm quan trọng của Sông Mekong đối với phát triển kinh tế và xã hội của vùng Đông Nam Á.

Ngày 12/08/2012, Ủy Hội Sông Mekong thông báo về quyết định từ Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng tại Siem Reap là hoãn xây con đập Xayaburi, cũng là con đập dòng chính đầu tiên thuộc Lưu Vực Dưới Sông Mekong, bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, với lý do để có thêm thời gian nghiên cứu về tác hại môi trường của con đập. Ngay cùng ngày, từ thủ đô Washington, TNS Jim Webb đã phát biểu “Đây là bước quan trọng hướng tới một chánh sách trách nhiệm (responsible policy) nhằm bảo vệ những điều kiện kinh tế và môi trường cho hơn 60 triệu cư dân trong lưu vực.” TNS Webb tiếp: “Những nỗ lực của MRC để duy trì sự ổn định môi trường và kinh tế của vùng Hạ Lưu Mekong chứng tỏ ước muốn tôn trọng quyền hạn về nguồn nước của các quốc gia trong lưu vực và đồng thời cũng quan tâm tới “những tiêu chuẩn chính đáng về môi trường (proper environment standards)” khi đánh giá những dự án xây đập thủy điện.” [4]

Trước đó, TNS Jim Webb cũng đã tổ chức một buổi điều trần ngày 23 tháng 09, 2010 trước Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện với đề tài: “Thách Đố về Nước và An Ninh Khu Vực Đông Nam Á”ngoài tiếng nói của Joseph YunPhụ tá Thứ Trưởng Ngoại giao đặc trách Đông Nam Á/ Deputy Assistant Secretary of State for Southeast Asia phía Hành pháp, còn có những tiếng nói thẩm quyền và uy tín từ các tổ chức Phi Chánh phủ NGOs như Richard Cronin [The Stimson Center], Aviva Imhof [International Rivers Network], Dekila Chungyalpa [Greater Mekong ProgramWorld Wildlife Fund for Nature] [1]

Ủy Ban Ngoại giao Thượng viện sau đó đã chuẩn thuận nghị quyết của TNS Webb kêu gọi các đại diện Hoa Kỳ nơi các ngân hàng phát triển đa quốc cần tuân thủ triệt để/ strict adherence “những tiêu chuẩn quốc tế về môi trường” trong bất cứ một tài trợ ngân sách nào cho dự án đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong. Nghị quyết này như một hỗ trợ cho MRC tuân hành theo thủ tục “tham khảo trước / prior consultation process” cho mỗi dự án xây đập và đồng thời cũng kêu gọi cả Miến Điện và Trung Quốc gia tăng hợp tác với MRC.

Nghị quyết ấy cũng kêu gọi hoãn xây các con đập dòng chính sông Mekong đồng thời thuyết phục chánh quyền Tổng Thống Obama tăng thêm ngân sách cho Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong / LMI, hỗ trợ cho “các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở” và tìm giải pháp bền vững thay thế cho các dự án đập thủy điện dòng chính Mekong.

Trong một lá thơ gửi Ngoại trưởng Hillary Clinton vào ngày 27 tháng 10, 2010, TSN Webb đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao tiến xa hơn nữa trong tăng cường hợp tác và thăng tiến phát triển bền vững đối với các dự án đập thủy điện dòng chính Sông Mekong.

TNS Webb phát biểu: “Là một thành viên tài trợ cho MRC, Hoa Kỳ chuẩn bị xem xét việc rút lại ngân khoản đóng góp nếu như các chương trình về con đập không đạt được tiêu chuẩn môi trường được quốc tế chấp nhận.” Và ông đề nghị Ngoại trưởng Hillary Clinton nêu lên các vấn đề ở mọi cập bậc, vói tất cả các quốc gia thành viên, bao gồm cả Thái Lan và Trung Quốc – là hai quốc gia tài trợ chính cho các dự án đập dòng chính Hạ Lưu Mekong.

“Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới có một cam kết chiến lược và nghĩa vụ tinh thần / strategic and moral obligation nhằm bảo vệ sức khỏe và an sinh của cư dân sống phụ thuộc vào con sông Mekong cùng với nguồn tài nguyên và nếp sống của họ.” [5]

Người viết thấy cần ghi chú thêm ở đây là ngân khoản Hoa Kỳ đóng góp hàng năm cho MRC không phải là lớn so với các quốc gia khác, hơn thế nữa phải thấy rằng MRC không có chức năng của một cơ quan điều hợp / regulatory agency, ngoài khả năng tích lũy những hiểu biết và có kỹ thuật để hỗ trợ và tham vấn các quốc gia thành viên.

Toàn văn bản Nghị quyết 227 của Thượng viện [thông qua 07/07/2011], và được đồng bảo trợ của các TNS John Kerry, Massachusetts, Chủ tịch Ủy ban Ngoại Giao Thượng Viện, TNS Richard Lugar, Indiana và TNS James Inhofe, Oklahomavới toàn văn bản nội dung như sau [6]:
Mekong là con sông dài thứ 12 trên thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và chảy suốt 3 ngàn dặm qua Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam. Khúc Sông Mekong Hạ Lưu là nguồn nước ngọt, nguồn thực phẩm và cơ hội kinh tế cho hơn 60 triệu dân lưu vực.

Sự đa dạng sinh học của sông Mekong chỉ đứng thứ hai sau con sông Amazon, với khoảng 1,500 chủng loại cá trong số đó có hơn 1/3 thuộc loại di ngư/ migratory fish, ngược dòng Mekong và các phụ lưu trong chu kỳ sinh sản và tăng trưởng; đa số thuộc loại cá đánh bắt trao đổi thương mại.

Sông Mekong cũng là cái nôi của 2 quốc gia xuất cảng gạo lớn nhất là Thái Lan và Việt Nam [Ghi chú của người viết: vựa lúa của Thái Lan chủ yếu phụ thuộc vào đồng bằng châu thổ sông Chao Phraya chứ không phải sông Mekong]và là vựa cá nước ngọt lớn nhất với 4 triệu tấn mỗi năm trị giá lên tới 9 tỉ MK và cũng chiếm tới 80% lượng protein động vật của cư dân lưu vực.

Trung Quốc đã và đang xây 15 con đập trên dòng chính Mekong thượng lưu; Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam cũng đang hoạch định xây hoặc tài trợ cho 11 con đập dòng chính trên khúc sông Mekong hạ lưu. Các cuộc nghiên cứu khoa học đã rất quan tâm tới ảnh hưởng tác hại của các con đập dòng chính trên dòng chảy, nguồn cá và sinh vật hoang dã.

MRC là một tổ chức bao gồm 4 nước Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam qua một Hiệp Định Hợp Tác Phát Triển Bền Vững được ký kết tại Chiang Rai tháng 04, 1995 với thỏa thuận hợp tác quản lý con sông Mekong, phát triển theo hướng bền vững, mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trong lưu vực.

Mọi thành viên MRC cùng đồng ý “bằng mọi cố gắng phòng tránh, làm nhẹ hay giảm thiểu những hậu quả tác hại trên môi trường, đặc biệt với lượng và phẩm chất nước, hệ sinh thái nước, và sự cân bằng sinh thái của toàn con sông, do phát triển và xử dụng các nguồn nước Lưu vực Sông Mekong.” [Điều 7, Mekong Agreement 1995]

MRC đã bảo trợ cho công trình Lượng Giá Môi Sinh Chiến Lược (Strategic Environment Assessment) đối với dự án các con đập dòng chính hạ lưu sông Mekong, và đã đi tới kết luận là các con đập có thể gây hậu quả nghiêm trọng về môi sinh bất khả phục hồi, cùng với những tổn thất lâu dài về tính đa dạng sinh học và sự lành mạnh của toàn hệ sinh thái sông Mekong.
Những thay đổi ấy có thể đe dọa tới “An Ninh Lương Thực” trong vùng, ngăn chặn nguồn di ngư, gây tổn thất trên tính đa dạng sinh học, giảm dòng chảy phù sa, gia tăng nạn nhiễm mặn, giảm lượng nông phẩm, và gây bất ổn cho các nhánh sông rạch và cả gây xạt lở vùng cận duyên Đồng Bằng Sông Cửu Long.

 Hoa Kỳ có những quyền lợi đáng kể cả về kinh tế và chiến lược trong lưu vực sông Mekong và những quyền lợi ấy có thể bị đe dọa nếu như việc xây những con đập dòng chính ấy có thể gây bất ổn chánh trị trong vùng/ region's political stability at risk
.
Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong / LMI do Bộ Ngoại Giao Mỹ khởi xướng vào tháng 7, 2009 liên kết 4 quốc gia Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam trong những “vấn đề an ninh về nước/ water securities issues”, xây dựng tiềm năng vùng, và tạo thuận cho hợp tác đa phương trong vấn đề quản trị hữu hiệu các nguồn nước.

Tài trợ cho Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong khởi đầu chú tâm tới tới ba trụ (pillars): môi trường, y tế và giáo dục -- riêng trụ thứ 4, cơ sở hạ tầng thì hầu như bỏ ngỏ và không có ngân khoản. Trong khi cơ sở hạ tầng là yếu tố thiết yếu thăng tiến khả năng điều hợp việc xây dựng các công trình thủy điện trong vùng.

Ngày 22 tháng 9, 2010, Lào gửi tới MRC dự án đập Xayaburi để dược xét duyệt/ review; đây là con đập hạ lưu đầu tiên trong chuỗi 9 con đập dòng chính trong lãnh thổ Lào [Ghi chú của người viết: 2 con đập kia là Stung Treng và Sambor trong lãnh thổ Cam Bốt].

Ngày 19 tháng 4 năm 2011, các đại diện Ủy Ban Liên Hợp (Joint Committee MRC) họp để thảo luận về dự án đập Xayaburi đã không đạt được sự đồng thuận nhưng cũng đồng ý với nhau rằng quyết định sẽ được hoãn lại cho tới kỳ họp cấp Bộ trưởng của 4 nước sắp tới.
Ngày 8 tháng 5, 2011, chánh phủ Lào đồng ý tạm hoãn công trình Xayaburi với kế hoạch khảo sát thêm về lượng giá môi trường (environmental assessment), nhằm đáp ứng mối quan tâm của các quốc gia láng giềng.

Từ những dữ kiện trên, Thượng Viện Hoa Kỳ--
1.      kêu gọi chánh phủ Mỹ nhận định rõ sự khác biệt hoàn cảnh giữa các quốc gia ven sông Mekong, bao gồm các khía cạnh năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, và đồng thời hỗ trợ cho nền tảng phát triển hiệu quả (cost-effective) đáp ứng được nhu cầu sản xuất điện, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo khó.
2.      kêu gọi các đại diện của Hoa Kỳ trong các ngân hàng phát triển đa quốc gia vận dụng tiếng nói và quyền đầu phiếu đề chống lại việc hỗ trợ tài chính cho các dự án đập thủy điện dòng chính Mekong nếu chưa được phối hợp đầy đủ trong phạm vi vùng và có thể gây những tác hại đáng kể về môi trường, đời sông cư dân, và phát triển kinh tế ven sông và trong lưu vực.
3.      khuyến khích Hoa Kỳ gia tăng cam kết với các quốc gia Mekong qua Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong / LMI và gia tăng hỗ trợ “năng lượng và an ninh nước” thuộc vùng Đông Nam Á.
4.      kêu gọi chánh phủ Hoa Kỳ lãnh đạo Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong / LMI quan tâm nhiều hơn tới khả năng xây dựng các dự án về năng lượng và cơ sở hạ tầng nước.
5.      hoan nghênh quyết định của chánh phủ Lào tạm hoãn xây công trình đập Xaburi để đáp lại mối quan tâm của các quốc gia lân bang.
6.      hỗ trợ hoãn xây chuỗi các con đập dòng chính Mekong cho tới khi các cuộc lượng giá môi sinh hoàn chỉnh, đồng thời với kế hoạch điều hợp đa phương được hoàn tất.
7.      kêu gọi mọi quốc gia ven sông Mekong, bao gồm cả Trung Quốc tôn trọng quyền của các quốc gia khác trong lưu vực và cần quan tâm tới bất cứ sự bất đồng hay mối e ngại nào đối với các dự án đập sông Mekong.
8.      khuyến khích các thành viên của MRC tôn trọng thủ tục “tham vấn trước/ prior consultation” qua tiến trình xây đập trải vớicác giai đoạn như: Thủ tục Thông báo (Procedures for Notification), Tham vấn trước (Prior Consultation), Chuẩn thuận (Agreement).
9.      Kêu gọi các chánh phủ Miến Điện và Trung Quốc cải thiện hợp tác với MRC, chia xẻ thông tin về lưu lượng nước và tham dự vào các tiến trình quyết định trong vùng (regional decision-making processes), trong phát triển và xử dụng sông Mekong. Và:
10.  hỗ trợ các quốc gia hạ lưu Mekong thu thập dữ kiện và phân tích ảnh hưởng các dự án phát triển dọc theo sông Mekong.

Một khởi đầu rất tượng trưng của Hoa Kỳ

Sự trở lại khu vực Đông Nam Á của Hoa Kỳ qua Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong / LMI, còn mang tính cách rất tượng trưng với một ngân khoản đầu tư chưa tương xứng so với tầm vóc của chánh sách và nhu cầu của các quốc gia trong lưu vực. Lại càng chưa thể nói là có khả năng “đối trọng” đối với áp lực bành trướng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, khi mà Bắc Kinh đang ở thế thượng phong trong Lưu Vực Lớn Sông Mekong (Greater Mekong Subregion) so với Hoa Kỳ trong nhiều lãnh vực:

_ TQ có một địa dư tiếp cận, sở hữu một nửa chiều dài con sông Lancang-Mekong chảy xuyên suốt qua 6 quốc gia thay vì là cả một khoảng cách đại dương.
_ TQ đang và sẽ sở hữu thêm những con đập dòng chính khổng lồ trên thượng nguồn khiến con sông Mekong trở “thành tháp nước và nhà máy điện” của Trung Quốc.[8]
_ TQ đã và đang mở rộng những đặc khu kinh tế SEZs (Special Economic Zones) “Made in China” trong lưu vực [ Lào, Cam Bốt, Việt Nam] với nhân lực tài lực và các hạ tầng cơ sở có khả năng bám trụ lâu dài.
_ TQ có một lực lượng quân sự được quyền ngang nhiên tuần tra trên sông Mekong bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc từ tháng 12, 2011 nhằm bảo vệ an ninh và những đặc quyền kinh tế. [7]
_ TQ đang tận khai thác tình trạng phân hóa khối ASEAN và các quốc gia Mekong, điển hình là sự rạn vỡ của ba nước Đông Dương với Cam Bốt và tiếp theo là Lào đang tách rời Việt Nam đi dần vào quỹ đạo của Bắc Kinh.
_ TQ có một nguồn tiền gần như vô hạn, là chủ nợ của Hoa Kỳ, và dư khả năng để tài trợ cho các công trình cơ sở hạ tầng và cả những con đập hạ lưu sông Mekong.

Ngay cả chưa nói tới nguồn tiền từ Trung Quốc, khai thác thủy điện sông Mekong nay có phần dễ dàng hơn nhiều khi mà số vốn đầu tư có thể đến từ những ngân hàng thương mại địa phương [như Thái Lan, Mã Lai, Việt Nam…] thay vì như trước đây phải được tài trợ từ các tổ chức tài chánh quốc tế lớn mà Mỹ rất có ảnh hưởng như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Á châu.

Thiếu thực chất (short on substance) là thực trạng hiện nay của Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong. Các viên chức Hoa Kỳ từ Hành Pháp tới Lập Pháp thì đã nói nhiều về cam kết với vai trò mở rộng của Hoa Kỳ trong Lưu Vực Sông Mekong nhưng “tổng số đầu tư thì chưa đáng kể” để có thể hỗ trợ cho các cuộc nghiên cứu về lượng giá ảnh hưởng tích lũy của các dự án đập trên dòng chính sông Mekong. Dĩ nhiên, có một cái giá tương xứng phải trả để Hoa Kỳ có thể trở lại khu vực Đông Nam Á với thế mạnh và có khả năng đối trọng với Trung Quốc.

Trong bài kế tiếp, người viết sẽ bàn về những bước triển khai và hiện thực của Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong cùng với những đề xuất.


NGÔ THẾ VINH

California, 11/04/2012

THAM KHẢO:

1/ Challenge to Water and Security in Southeast Asia; U.S. Senate Committee on Foreign Relations; Presiding:Senator Webb, Thursday, September 23, 2010; http://www.foreign.senate.gov/hearings/hearing/?id=4c2fd291-5056-a032-52fd-414f26c49704
2/ Testimony of Aviva Imhof, Campaign Director, International Rivers Before the Senate Committee on “Challenge to Water and Security in Southeast Asia”, Sept 23, 2010 http://foreign.senate.gov/imo/media/doc/Imhof.pdf
3/ Mekong, Tipping Point: Hydropower Dams, Human Security and Regional Stability; Richard Cronin, Timothy Hamlin; The Henry Stimson Center 2010; www.stimson.org
4/ Press Releases: Senator Webb: Mekong River Commission Announcement on Xayaburi Dam “Important Step Toward Responsible Policy”; December 8, 2011; http://webb.senate.gov/newsroom/pressreleases/2011-12-08-02.cfm
5/ Sen. Webb Calls on Sec. Clinton to Strengthen Cooperation to Avert Crisis in Mekong River Region of Southeast Asia.Says U.S. should consider withdrawing funding for Mekong River Commission if environmental standards are not met. http://webb.senate.gov/newsroom/pressreleases/10-27-2010-02.cfm.
6/ In The Senate of The United Stated,; The full text of S.Res. 227 (as passed July 7, 2011), (Mr. Webb, Mr. Inhofe, and Mr. Lugar) A resolution calling for the protection of the Mekong River Basin and increased United States support for delaying the construction of mainstream dams along the Mekong River.
7/ Mekong River Patrols in Full Swing but Challenges Remain
Publication: China Brief Volume: 12 Issue: 4
February 21, 2012; By: Ian Storey
8/ The Damming of the Mekong:Major Blow to an Epic River; Yale Environment 360by fred pearce, June 16, 2009
http://e360.yale.edu/feature/the_damming_of_the_mekong_major_blow_to_an_epic_river/2162/
9/ China Sees U.S. as Competitor and Declining Power, Insider Says; By Jane Perlez, April 2, 2012; http://www.nytimes.com/2012/04/03/world/asia/chinese-insider-offers-rare-glimpse-of-us-china-frictions.html?_r=1&hp

Nguồn http://nguyenvantuan.net/news/6-news/1482-song-cuu-long-va-nhung-thach-thuc-chien-luoc-cua-mi-


 

MỰC NƯỚC SÔNG MEKONG XUỐNG THẤP NHẤT TRONG 30 NĂM

Mekong, con sống lớn chảy từ Trung Quốc qua 5 nước Đông Nam Á, đang có mực nước thấp nhấp trong vòng 30 năm qua, một quan chức Thái cho biết.

Hình thái thời tiết do hiện tượng El Nino gây ra khiến lượng mưa trong khu vực xuống thấp, và sẽ còn thấp hơn nếu nguồn cung cấp từ thượng nguồn bị suy giảm, Kasemsun Chinnavaso, giám đốc Cơ quan quản lý Nguồn nước Thái Lan, phát biểu hôm qua.

Theo Asia News Networks, mùa hè chưa tới song cây cối trong nhiều khu rừng và gần những con đường dọc theo sông Mekong đang xơ xác vì hạn hán.

Mekong là một trong những con sông dài nhất thế giới. Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, nó chảy qua tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Những người dân sống dọc theo sông Mekong khẳng định mực nước sông đang ở mức cực kỳ thấp. Hoạt động vận tải đường thủy giữa Trung Quốc và Thái Lan đang tạm ngừng. Các đồng ruộng hai bên bờ sông tiếp tục khô héo. Nước sinh hoạt trở nên khan hiếm do mực nước trong các giếng giảm.

Hàng chục thành phố, thị trấn từ huyện Chiang Saen – nằm ở biên giới phía bắc của Thái Lan – tới Pa Dai đang chịu ảnh hưởng xấu của tình trạng suy giảm mực nước của sông Mekong. Nhiều người dân nói họ nhìn thấy nước sông lên hoặc xuống hàng mét chỉ trong một ngày. Mực nước thấp làm gián đoạn hoạt động kiếm ăn và sinh sản của các hệ động vật trong sông Mekong – nơi khoảng 70% lượng cá có tập tính di cư theo mùa.

Người dân ở hai bên bờ sông nói với tờ The Straits Times rằng sản lượng cá đã giảm đáng kể và những con cá lớn trở nên khan hiếm. Họ cũng khẳng định sự lên xuống thất thường của mực nước khiến các cánh đồng ớt, rau và thuốc lá dọc hai bờ sông không có cơ hội sống sót.
Một số người Thái Lan cho rằng nguyên nhân có thể là do các đập ở thượng nguồn.

Niwat Roykaew, lãnh đạo một tổ chức bảo tồn có trụ sở tại Chiang Khong, Thái Lan, cho biết vào tháng trước một quan chức của thành phố Chiang Rai gửi thư tới lãnh đạo tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Trong thư ông yêu cầu giới chức tỉnh Vân Nam mở đập để khắc phục tình trạng thiếu nước ở hạ nguồn sông Mekong.

Trong thư trả lời, người đứng đầu tỉnh Vân Nam nói ông không thể làm theo yêu cầu này vì tỉnh Vân Nam cũng cần nước để tưới tiêu trong mùa khô.

Trung Quốc bắt đầu bị cáo buộc kiểm soát dòng chảy sông Mekong kể từ khi nước này vận hành 3 đập thủy điện trên đoạn sông Mekong thuộc tỉnh Vân Nam. Các đập đó có tổng trữ lượng nước lên tới 3 tỷ mét khối. Đập thứ tư, có tên Tiểu Loan, đang được xây dựng và sẽ hoàn thành vào năm 2012. Với chiều cao khoảng 300 m, Tiểu Loan sẽ trở thành đập cao nhất thế giới và có khả năng giữ 15 tỷ m khối nước.

Tuy nhiên, các chuyên gia và quan chức Trung Quốc tin rằng các đập thủy lợi không phải là thủ phạm khiến mực nước sông Mekong giảm mạnh.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hu Zheng-yue khẳng định với Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva trong cuộc họp tại Bangkok ngày 8/3/2010 rằng các đập nước ở tỉnh Vân Nam không liên quan tới mực nước ở hạ nguồn sông Mekong.

“Trung Quốc không làm bất cứ điều gì gây tổn hại tới lợi ích chung với các nước láng giềng trong khu vực sông Mekong”, ông Hu tuyên bố.

Theo Asia One, Thủ tướng Abhisit nói với ông Hu rằng người dân Thái Lan đổ lỗi cho đập Trung Quốc vì họ không nắm rõ thông tin về những đập này.

"Trung Quốc có vai trò to lớn đối với sự phát triển trong khu vực và tôi tin Trung Quốc cũng không muốn chứng kiến tình cảnh khó khăn của người dân sống ở hạ nguồn sông Mekong", Asia One dẫn lời ông Abhisit.

Ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya cho rằng các quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong không nên đổ lỗi cho Trung Quốc vì sông Mekong nhận 35% lượng nước mưa từ Lào, trong khi các đập Trung Quốc chỉ giữ chừng 4% tổng lượng nước của sông.

Hiện nay Trung Quốc cũng đang hứng chịu một đợt hạn hán dài bất thường. Người dân tại một số địa phương cho biết, trận mưa cuối cùng mà họ chứng kiến đã xảy ra từ tháng 10 năm ngoái.
Tuenjai Deetes, cựu thượng nghị sĩ Thái Lan kiêm nhà bảo tồn, nói với tờ The Straits Times rằng đã đến lúc các nước liên quan tới sông Mekong ký kết một thỏa thuận chung về việc chia sẻ nguồn nước của sông.“Có bằng chứng rõ ràng cho thấy các dự án phát triển tại các nước không quan tâm tới những tác động môi trường và xã hội xuyên biên giới. Những tác động ấy gây ảnh hưởng xấu tới các khu vực hạ nguồn sông Mekong”, Deetes phát biểu.Minh Long

SÔNG MEKONG SUY KIỆT
Các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông đang khiến ĐBSCL phì nhiêu, sông rạch chằng chịt đối mặt với khô hạn. Những tác hại đến sinh thái, môi trường, đời sống... của người dân ĐBSCL đang dần hiển hiện.


Mùa khô hạn tàn khốc
Trong tuần qua, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,1m, trong khi xâm nhập mặn sâu vào khoảng 30-40 km. Tại thị xã Vị Thanh (Hậu Giang), nước mặn đã xâm nhập sâu vào các xã Tân Tiến, Hỏa Tiến và Hỏa Lựu. Độ mặn đo được ngày 26.2 từ 3,1 - 5 phần ngàn, dự báo trong những ngày tới gặp triều cường nước mặn xâm nhập sâu hơn vào nội ô thị xã Vị Thanh và nồng độ có thể lên tới từ 6 - 8 phần ngàn.
Tại Tiền Giang, nước mặn đã xâm nhập vào đất liền trên 35 km buộc cơ quan chức năng phải đóng sớm cống Vàm Giồng ngăn mặn. Ngành nông nghiệp tỉnh này đang lo ngại nước mặn sẽ đe dọa trên 6.000 ha lúa đông xuân thuộc dự án ngọt hóa Gò Công. Tại Bến Tre, nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền trên 23 km. Xâm mặn kéo theo tình trạng thiếu nước ngọt ở các xã ven biển như Thạnh Phước, Thừa Đức, Thới Thuận (huyện Bình Đại). Ông Ngô Văn Thử, Chủ tịch UBND xã Thạnh Phước cho biết, sau Tết hơn 10.400 nhân khẩu trong xã phải đi đổi hay mua nước ngọt với giá 2.000 đồng/40 lít về sử dụng. Dự báo từ nay đến tháng 5.2010, nước ngọt càng thiếu trầm trọng trong mùa hanh khô kéo dài.
Tại Cần Thơ, xâm mặn đã lấn sâu vào huyện Vĩnh Thạnh. Tại An Giang, nhiều kênh nội đồng gần như trơ đáy; người dân vùng núi Tri Tôn, Tịnh Biên phải đi mua nước sạch với giá 2.000 đồng/30 lít. Ông Trần Văn Mì, Trưởng phòng NN-PTNT H.Tri Tôn cho biết huyện đang triển khai dự án nạo vét 14 tuyến kênh nội đồng, 5 công trình cấp nước với tổng kinh phí trên 4,2 tỉ đồng nhằm cung cấp nước sạch, nước tưới tiêu ruộng đồng.
Mê Kông đang bị “sát thương”
Sông Mê Kông chảy qua ĐBSCL với chiều dài khoảng 225 km, cung cấp nước và tôm cá dồi dào. Ước tính bình quân 1 ha đất trồng lúa phải tốn hơn 20.000m3 nước/vụ; bình quân mỗi năm ĐBSCL xuống giống 3,8 triệu ha tức cần hơn 76 tỉ m3 nước. Riêng thủy sản, mỗi năm người dân hạ lưu sông Mê Kông khai thác khoảng 2,6 triệu tấn cá trị giá khoảng 2 tỉ USD. Đối với dân nghèo và nhà nông, sông Mê Kông là nguồn sống trời cho… Thế nhưng, nguồn sống ấy đang bị “sát thương” bởi hàng loạt đập thủy điện xây trên thượng nguồn sông.
Tại diễn đàn “Môi trường và nguồn sống trên sông Mê Kông” diễn ra ngày 3-2-2010 ở TP Cần Thơ, các nhà khoa học đã tỏ ra lo ngại : Mê Kông là dòng sông lớn trên thế giới, tôm cá phong phú tạo sinh kế trực tiếp cho hơn 60 triệu người ở khu vực hạ lưu sông, thế nhưng dòng sông đang chết dần bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có các đập thủy điện.
Giới khoa học nhận định lưu lượng dòng chảy sông Mê Kông giảm chỉ còn 2/3 so với những thập kỷ trước do bị các đập thủy điện ở thượng nguồn ngăn lại. Lượng nước sông Mê Kông giảm sút kéo theo hàng loạt tác hại khôn lường như thiếu nước vào mùa khô và nguy cơ xâm mặn đe dọa từng ngày. Tiến sĩ Chu Thái Hoành, cán bộ Viện Nghiên cứu tài nguyên nước quốc tế (IWMI) nhận định các đập thủy điện sẽ giữ đến 16% trong tổng lưu lượng nước 475 tỉ m3/năm, ảnh hưởng 50% tổng lượng nước sông Mê Kông.
Theo thống kê của Liên minh bảo vệ sông Mê Kông, có 16 đập thủy điện đã và đang xây dựng cùng hàng trăm dự án chằng chịt trên các nhánh chính và rẽ làm thay đổi dòng chảy, ngăn chặn các loài cá di cư đẻ trứng, giảm lượng phù sa hằng năm. Chỉ tính riêng tại khu vực ĐBSCL, bình quân mỗi năm vào mùa lũ sông Mê Kông cung cấp 100 - 200 triệu tấn phù sa.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia về đất ngập nước, cho rằng nguồn phù sa giảm sút nên người trồng lúa ở VN phải tăng chi phí cho phân bón và giá lúa sẽ tăng lên. Còn tiến sĩ Carl Middleton (Tổ chức Sông ngòi quốc tế Mỹ) ước tính việc xây dựng các đập trên sông Mê Kông sẽ làm mất đi 700.000 - 1,6 triệu tấn thủy sản/năm. Các nhà khoa học đúc kết tổng thiệt hại về thủy sản, nông sản có thể lớn hơn tổng lợi nhuận mà các nước thu được do việc xây đập thủy điện.
Theo tiến sĩ Dương Văn Ni, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An - Đại học Cần Thơ, việc xây các đập thủy điện đã kéo theo nhiều tác động như lũ về muộn hơn nhưng kết thúc sớm hơn. Tiến sĩ Ni cho rằng ngày xưa lũ lên từ từ, tôm cá theo nước lũ đẻ trứng sinh sôi nhưng nay lũ rút nhanh phá vỡ quy luật khiến tôm cá sinh sản theo không kịp con nước, phù sa theo đó cũng bị thất thoát trôi ra biển, trôi vào kênh rạch không vào ruộng đồng. Tiến sĩ Ni cho rằng việc các đập thủy điện thượng nguồn trữ nước không cho biết lúc nào xả nước lúc nào không càng gây khó khăn trong mùa khô hạn.
Hạ lưu nguy khốn
Các nước vùng hạ lưu đang lo lắng về những tác động tiêu cực xảy ra khi dòng chảy dưới này hoàn toàn phụ thuộc vào quy trình vận hành của các đập thủy điện trên thượng lưu sông Mê Kông.
Với mục đích phát điện, các hồ chứa sẽ cố gắng tích nước sớm ngay từ đầu mùa mưa. Nếu gặp năm lũ lớn, khi đỉnh lũ về gặp hồ đã đầy nước, không còn khả năng cắt lũ, có thể gây lũ lớn hơn cho hạ lưu. Còn vào những năm lũ vừa và nhỏ, phía hạ lưu - đặc biệt là ĐBSCL - sẽ có những ảnh hưởng nhất định trong cả mùa lũ và mùa kiệt.
Hằng năm, lượng phù sa sông Mê Kông xuống hạ lưu khoảng 150-170 triệu tấn (trong đó từ Trung Quốc chiếm 50%). Các đập thủy điện sẽ làm giảm lượng phù sa xuống hạ lưu và vùng ĐBSCL. Sản lượng thủy sản hằng năm của sông Mê Kông khoảng 400.000 tấn sẽ sụt giảm mạnh.
Các đập thủy điện còn ảnh hưởng tới giao thông thủy, du lịch, sự di cư của một số loài cá cũng như hệ sinh thái rất đa dạng của lưu vực, chưa kể những tác động đến chất lượng nước, sự bồi lắng, xói lở…
Biển Hồ (Campuchia) đóng vai trò rất quan trọng đối với sự điều tiết dòng chảy xuống châu thổ sông Mê Kông. Nếu lũ xuống hạ lưu giảm, Biển Hồ không tích đầy nước vào mùa lũ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự điều tiết dòng chảy kiệt xuống hạ lưu.
Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan - Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - cho rằng, ĐBSCL rất cần đến những trận lũ trung bình, ở mức khoảng 4,2m tại Tân Châu (An Giang). Tuy nhiên, từ năm 2003 cho tới giờ, lũ ở ĐBSCL chỉ ở mức xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm. Một nhà khoa học tại TP.HCM nhận định: ĐBSCL không mong muốn những trận lũ lớn như các năm 1961, 1978, 1991, 2000… cũng như không mong đợi những trận lũ nhỏ như những năm 1998, 2005, 2008 vừa qua.
Vì vậy, nếu như các đập thủy điện ở thượng lưu làm giảm đỉnh lũ lớn để có thể ít nhiều mang lại lợi ích cho ĐBSCL, thì việc biến những trận lũ trung bình thành lũ nhỏ, biến lũ nhỏ thành không có lũ sẽ gây hại còn nhiều hơn so với lũ lớn. Mai Thanh


TRUNG QUỐC ĐÃ LÀM GÌ SÔNG MEKONG?
Từ năm 1986 đến nay, Trung Quốc đã xây dựng ít nhất 8 đập thủy điện, thủy lợi lớn nhỏ trên sông Mê Kông.
Theo Michael Richardson - tác giả bài viết Đập thủy lợi của Trung Quốc biến sông Mê Kông thành dòng sông đầy tranh cãi (Dams in China Turn the Mekong Into a River of Discord) đăng trên tạp chí Yale Global ngày 16.7.2009, Trung Quốc xây dựng đập thủy lợi đầu tiên trên sông Mê Kông vào năm 1986. Lúc này các nước Đông Nam Á không có nhiều phản ứng.
Nhưng tới ngày nay, ảnh hưởng của hệ thống đập thủy lợi của Trung Quốc đối với khu vực ngày càng khiến nhiều nước phải lo lắng. Cũng theo tác giả này, Trung Quốc đã lợi dụng quy mô to lớn của công trình phát điện do họ xây dựng trên sông Mê Kông làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của con sông này. Đã có nhiều cảnh báo về điều đó, đặc biệt đối với bốn nước ở khu vực sông Mê Kông là Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Lào.
Báo cáo tháng 5.2009 của Học viện Kỹ thuật châu Á ( Asian Institute of Technology ) cũng cảnh báo rằng việc Trung Quốc xây 8 đập thủy lợi, thủy điện tại sông Mê Kông có thể tạo nên những hiểm họa to lớn đối với dòng chảy của sông và tài nguyên tự nhiên. Cũng trong tháng 6.2009, một lá thư đòi Trung Quốc chấm dứt việc xây đập thủy lợi trên sông Mê Kông đã được gửi tới tay Thủ tướng Thái Lan. Lá thư có 11.000 chữ ký của phần lớn nông dân, ngư dân sinh sống ở thượng lưu và hạ lưu sông Mê Kông. Lào, Campuchia, Thái Lan đã bắt đầu đối phó bằng cách thúc đẩy các kế hoạch xây dựng đập thủy lợi thuộc phạm vi nước mình.
Theo hãng AP (Mỹ) ngày 12.12.2009, Trung Quốc đã xây dựng ít nhất 8 đập thủy điện ở khu vực sông Mê Kông. Mê Kông là một trong những con sông lớn trên thế giới, cũng là nguồn cung cấp nước chủ yếu của khu vực. Ở Trung Quốc, Mê Kông được gọi là sông Lan Thương. Con đập thủy lợi mà Trung Quốc vừa xây dựng tại đây cao 292m - cao nhất thế giới, có khả năng tích trữ nước bằng tất cả các khu thủy vực của Đông Nam Á hợp lại.
Ủy ban sông Mê Kông (MRC) được thành lập từ năm 1996 bởi Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Lào cùng phối hợp quản lý khu vực sông Mê Kông ở Đông Nam Á. MRC cho rằng các nước ở khu vực sông Mê Kông có lý do để lo ngại việc xây dựng đập thủy lợi của Trung Quốc. Chẳng hạn vào mùa mưa, đập thủy lợi của Trung Quốc sẽ tháo ra rất nhiều nước, có thể gây lũ lụt. Nhưng vào mùa khô hạn, các nước Đông Nam Á lại lo ngại thiếu nước. Tới nay, Trung Quốc vẫn chưa phải là thành viên của MRC.
Nguyễn Lệ ChiMỰC NƯỚC XUỐNG THẤP KỶ LỤC


Ủy ban sông Mê Kông (MRC) vừa cho hay mực nước ở thượng lưu sông Mê Kông đang xuống thấp kỷ lục và điều này đe dọa nguồn nước và sự sống của hàng chục triệu người.
Hãng tin AFP dẫn lời ông Jeremy Bird thuộc MRC nói miền bắc Thái Lan, bắc Lào và nam Trung Quốc đều bị ảnh hưởng. “Dòng chảy đang ở mức thấp hơn những gì chúng tôi ghi nhận được trong vòng 20 năm qua”, ông Bird nói. Vấn đề này tạo ra một mối đe dọa cho nguồn nước, giao thông đường thủy và tưới tiêu trên một khu vực rộng lớn dọc Mê Kông, con sông nuôi sống hàng chục triệu người. Ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông, 60 triệu người sống phụ thuộc vào con sông này với việc đánh bắt hải sản, trồng trọt, giao thông và các hoạt động kinh tế khác.
...
Khoảng 21 tàu chở hàng đang bị mắc cạn trong khi các tour du lịch đường sông giữa Luang Prabang (Lào) và Huay Xai (gần biên giới với Thái Lan) bị hủy bỏ. Về việc mực nước sông Mê Kông tụt giảm, MRC nói khó có thể nói rằng nguyên nhân có phải là do khí hậu ấm lên hay không.
Trong khí đó, theo một bài báo của Bangkok Post, các tổ chức phi chính phủ, trong đó có Liên minh Hãy cứu sông Mê Kông, thì tin rằng mực nước thấp bất thường trên sông Mê Kông là do các đập của Trung Quốc. “Thật khó để chúng tôi khẳng định một cách tuyệt đối rằng không có sự liên quan giữa mực nước thấp và những con đập đó”, ông Bird nói. Theo ông, sẽ là không bình thường nếu như các con đập này chứa đầy nước trong suốt mùa khô.
Tờ The Nation thì cho hay Thái Lan sẽ gửi thư yêu cầu MRC đàm phán với Trung Quốc để xả thêm nước từ các con đập của họ trên sông Mê Kông. MRC nói họ chưa nhận được yêu cầu chính thức nào từ Thái Lan. Và nếu có, MRC sẽ tiến hành thảo luận với Trung Quốc. Hiện, Trung Quốc và Myanmar là các đối tác đối thoại với MRC, bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Việt Phương
Nguồn: http://niemtin.free.fr/mucnuocsongmekong.htm

SÔNG MEKONG VÀ BIỂN ĐÔNG, HAI CÁI GAI TRONG QUAN HỆ VIỆT TRUNG

RFI tiếng Việt - Mai Vân

Nhân Hội nghị Quốc tế về Việt Nam Học lần thứ ba tổ chức tại Hà Nội (04 - 07/12/2008), Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học Viện Quốc phòng Úc đã trình bày tham luận : "Cấu trúc quan hệ Việt-Trung 1991-2008" (The Structure of Vietnam-China Relations, 1991-2008). Đáng chú ý trong bài phân tích của giáo sư Thayer là phần nhận định về các mối căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến sông Mêkong và vùng Biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong hai phần đầu, bài "Cấu trúc quan hệ Việt- Trung (34 trang, kể cả phần thư mục) mang tính chất tư liệu, liệt kê các hoạt động ngoại giao chính thức giữa hai nước, đồng thời soi rọi bang giao hai bên dưới lăng kính toàn khu vực, nhất là trong khuôn khổ quan hệ giữa Trung Quốc và toàn khối Đông Nam Á Asean. Trong phần 3, giáo sư Carlyle Thayer đã trình bày một cách chi tiết một số điểm nổi bật gây căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, trong đó có hai vấn đề : sông Mêkông và chủ quyền tại Biển Đông.
Trung Quốc lợi dụng vị trí ở đầu sông Mekông để gây áp lực
Theo giáo sư Carlyle Thayer, hiện có hai tổ chức quốc tế gắn với sông Mêkông : Greater Mekong Subregion (GMS), còn gọi là Đại Tiểu Vùng sông Mêkông, do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thành lập vào năm 1992, với mục đích phối hợp khai thác kinh tế vùng lưu vực con sông chảy qua 6 nước Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam. Trong cơ chế này, Trung Quốc không chính thức làm thành viên, chỉ để cho vùng tự trị Vân Nam và Quảng Tây đại diện.
Tổ chức thứ hai là Ủy Ban sông Mêkông, Mekong River Commission (MRC) thành lập năm 1995 trên cơ sở Mekong Committee ra đời từ năm 1957, nhưng không hoạt động suông sẻ được vì lý do chiến tranh. Ủy Ban này chỉ bao gồm 4 nước Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam, không có mặt Trung quốc và Miến Điện. MRC có nhiệm vụ nghiên cứu ảnh hưởng của các kế hoạch khai thác sông Mêkông của từng nước thành viên sao cho không ảnh hưởng đến môi trường sống của cư dân hai bên bờ.



Đời sống cư dân đồng bằng sông Cửu Long bị đập nước trên thượng nguồn đe dọa.
(Ảnh : Nguyễn Thạch)
Vấn đề, theo giáo sư Thayer, là do không có mặt Trung Quốc, hai tổ chức GMS và MRC đã hoạt động không hữu hiệu : ''Trung Quốc xác định chủ quyền của mình trên phần thượng nguồn sông Mêkông (tên tiếng Hoa là Lạng Thương Giang), và xem việc xây dựng hàng loạt đập nước trên lãnh thổ của họ là vấn đề nội bộ, bất kể tác hại tiềm tàng đối với các nước hạ nguồn''.
Đối với giáo sư Thayer, hợp tác đa phương trong việc phát triển vùng lưu vực sông Mêkông đã trở thành ''con tin'' của sự vắng mặt của TQ trong cả hai cơ chế GMS và MRC : ''Vì là nước ở thượng nguồn, là cường quốc kinh tế vớI sức mạnh quân sự ngày càng tăng, Trung Quốc nắm giữ vai trò chủ đạo. Họ nhắc đi nhắc lại là không chấp nhận những nguyên tắc quản lý nguồn nước của MRC, cho dù nhiều nguốn tin cho biết là các đập nước của Trung Quốc đã tác hại đến các quốc gia ở hạ nguồn.


Đập Cảnh Hồng do Trung Quốc xây dựng trên thượng nguồn sông MêKông.
(Ảnh : IRN)
Theo giáo sư Carl Thayer, nếu Trung Quốc tiếp tục kế hoạch xây thêm các đập nước khác, tình hình đó sẽ tác hại đáng kể đến lưu lượng nước và hệ sinh thái trong đó có cả trong đó có cả đồng bằng sông Cửu Long, vựa luá của Việt Nam. Giáo sư Thayer đã trích dẫn một công trình nghiên cứu của Mark Buntaine (2007), để kết luận rằng : ''Trung Quốc đã cố tình phát huy những cơ chế trồng chéo nhau để tách biệt phát triển kinh tế với các vấn đề môi trường...
Những nước như Việt Nam do đó không thể kêu ca về các vấn đề lưu lượng nước trước tổ chức MRC (vì Trung Quốc không phải là thành viên ) cũng như không kiện được trước GMS (vì cơ chế này chỉ tập trung trên vấn đề thương mại giữa các nước và phát triển hạ tầng cơ sở).


Gây căng thẳng tại Biển Đông


Đầu mối gây căng thẳng thứ hai trong quan hệ Việt Trung là vấn đề biên giới đã từng tạo ra cuộc chiến tranh Trung Việt vào năm 1979. Tuy nhiên, trong lãnh vực này, giáo sư Thayer ghi nhận hai bên đã giải quyết tương đối ổn thỏa vấn đề biên giới trên bộ và phân định hải phận trong Vịnh Bắc bộ. Duy tranh chấp chủ quyền tại vùng Biển Đông gay go hơn và ''khó giải quyết'', với hàng loạt sự cố nối tiếp nhau cho đến hiện nay.


Tháng 10/2004, sau khi được biết Việt Nam gọI thầu khai thác dầu khí với tại vùng thềm lục địa của mình, bộ Ngoại giao Trung Quốc lập tức lên tiếng phản đối, cho là Việt Nam đã đi ngược lại các cam kết trước đó. Cho dù vậy Việt Nam vẫn cho xúc tiến việc đầu thầu.

Tháng 3/2005, Trung Quốc lại lên tiếng cho rằng các ngư thuyền của họ bị ''cướp biển'' Việt Nam tấn công trong vùng Biển Đông. Hai tháng sau, một chiếc tàu buôn của Việt Nam bị đắm ngoài khơi Thượng Hải, làm dấy lên nguồn tin theo đó chiếc tàu này bị hải quân Trung Quốc bắn chìm nhân cuộc tập trận của họ. Qua tháng 5/2005, bộ ngoại giao Việt Nam đã chính thức cho biết Trung Quốc không chịu trách nhiệm về vụ chìm tàu đó.

Các cuộc họp cấp chuyên viên để giải quyết các bất đồng trên Biển Đông đã được hình thành từ tháng 11/2005, hiện nay vẫn đang hoạt động, nhưng ngay cả chương trình nghị sự vẩn chưa được thống nhất. Việt Nam yêu cầu thảo luận về cả hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa, trong lúc Trung Quốc đòi loại Hoàng Sa ra khỏi vòng thương thảo. Ngoài ra Trung Quốc còn đòi thảo luận thêm về các vùng biển và thềm lục địa mà họ tranh chấp vớI Việt Nam.
Tháng 4/2006, Đại HộI đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10 thông qua nghị quyết xác định cấn phải phát triển vùng biển. Tháng giêng 2007, HộI nghị Trung Ương Đảng chỉ đạo xây dựng chiến lược biển cho đến năm 2020. Theo giáo sư Carlyle Thayer vào cuối năm 2007 kế hoạch được hoàn tất nhưng không được tiết lộ công khai.
Sự kiện Việt Nam thông qua chiến lược biển của mình điễn ra vào lúc Trung Quốc không ngừng khẳng định chủ quyền của họ ở Bing Đông, đòi hỏi chủ quyền trên các vùng biển hay địa điểm mà Việt Nam muốn phát triển. Theo một số nguồn tin, Trung Quốc đã gây sức ép trên các tập đoàn ngoại quốc chú ý đến Việt Nam, cảnh cáo là nếu họ dính líu đến các vùng mà Bắc Kinh tranh chấp thì hoạt động của họ tại Trung Quốc sẽ bị tổn hại. Vào tháng 7/2008, chẳng hạn, một lãnh đạo tập đoàn Exxon Mobil tiết lộ rằng họ đã bị sức ép từ phiá Trung Quốc để hủy bỏ một hợp đồng thăm dò sơ bộ ký vớI Petro Việt Nam.

Giáo sư Thayer còn nêu lên các thí dụ liên quan đến tập đoàn dấu khí BP cũng bị Trung Quốc gây áp lực, cũng phải lùi bước


Gây sức ép về quân sự

Tháng 04/2007, hải quân Trung Quốc chận bắt 4 tàu đánh cá của Việt Nam gần quần đảo Trường Sa. Tháng 7 cùng năm, tin báo chí cho biết một tái Hải Quân Trung Quốc đụng độ vớI tàu đánh cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, làm cho một ngư dân Việt Nam bị thiệt mạng và một chiếc tàu Việt Nam bị chìm.



Tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc sẽ đặt căn cứ tại Tam Á trên đảo Hải Nam.

Đó là chưa kể đến quyết định của Quốc HộI Trung Quốc thành lập đon vị hành chánh Tam Sa trên đảo Hải Nam, có thẩm quyền trên cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có tranh chấp vớI Việt Nam. Quyết định đã làm dấy lên nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngay tại Việt Nam. Một sự kiện khác được giáo sư Thayer ghi nhận là việc Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân hiện đại tại Tam Á ở cực nam đảo Hải Nam. Song song vớI việc này, Trung Quốc cũng xây dựng sân bay tại quần đảo Hoàng Sa, và cũng cố các cơ sở họ chiếm đóng trên hai dảo ở vùng Trường Sa.

Gần đây hơn, theo giáo sư Carlyle Thayer, là sự kiện trong tháng 8/2008 có bốn trang Web Trung Quốc bằng Hoa ngữ công bố kế hoạch xâm lược Việt Nam. Tác già các bài viết lập luận rằng Việt Nam là trở lực chính của Trung Quốc. Và nếu Trung Quốc muốn xác định ảnh hưởng trong vùng, việc đầu tiên là phải chiếm đóng Việt Nam. Việt Nam đã hai lần chính thức yêu cầu Trung Quốc ra lệnh rút các trang Web kia xuống.
Nhìn chung, theo giáo sư Thayer, Việt Nam đang phải đau đầu vớI thái độ lần lướt của Trung Quốc tại vùng Biển Đông vào hai năm 2007-2008. Bề ngoài, Trung Quốc luôn luôn tuyên bố tôn trọng Bản Tuyên Bố về cách ứng xử trên vùng Biển Đông đã ký vớI Asean, và giải quyết các tranh chấp một cách hoà bình. Thế nhưng bên trong thì Trung Quốc tiếp tục gây sức ép ngoại giao và quân sự trên Việt Nam để Việt Nam chấp nhận các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại vùng Biển Đông. Áp lực của Trung Quốc trên các tập đoàn quốc tế để họ ngưng giúp đỡ Việt Nam trong việc phát triển lãnh vực dầu khí ngoài khơi có nguy cơ phá hoại các kế hoạch phát triển vùng biển của Việt Nam.

MÊ KÔNG – DÒNG SÔNG KÝ ỨC


Dù đổ ra biển ở Việt Nam qua 9 nhánh sông Cửu Long, nhưng lần đầu tiên tôi chạm mặt dòng Mê Kông khi cùng đoàn làm phim của Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng cùng các cựu quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Hạ Lào về thăm lại chiến trường xưa dừng chân ở thị xã Khanthabuli, tỉnh lỵ của tỉnh Savannakhet.



Mê Kông mùa cạn nước, có thể thấy những cồn cát nổi lên giữa sông, anh bạn Vanxay Sayxena công tác ở Bộ Ngoại giao Lào nói với tôi rằng, tiếng Lào Mê Kông có nghĩa là sông Cái hay sông Mẹ, dòng sông này chảy qua Lào có chiều dài 1898 km, trong đó có 919 km là biên giới với Thái Lan, vì vậy sông Mê Kông có ý nghĩa hết sức quan trọng trong lịch sử, cũng như trong đời sống văn hóa và phát triển kinh tế của đất nước Triệu Voi. Nó không chỉ tạo nên những cánh đồng màu mỡ phù sa, cung cấp nguồn lợi về thủy sản và thủy điện hết sức to lớn mà còn là tuyến giao thông thủy thuận tiện từ Luông Nậm Thà cho đến Chămpasak. Như là mạch nguồn của sự sống, bên dòng sông này còn hình thành nhiều đô thị lớn của Lào như thủ đô Viên Chăn, Savannakhet, Thà Khẹt, Pakse.

Thị xã Khanthabuli buồn tẻ, đêm xuống vài bạn trẻ Lào đi những chiếc xe máy hai thì ra bờ sông uống bia, ăn đồ nướng. Ở đây cái gì cũng nướng: khoai nướng, chuối nướng, trứng nướng và ếch nhái cũng nướng. Người Lào không quen nhậu nhẹt, gặp nhau chỉ cần 2, 3 chai bia Lào, uống vòng quanh, hết câu chuyện là chia tay. Không ai mang thùng này két nọ uống kiểu quên hết đường về như ở xứ ta. Dường như, buổi tối ở thị xã nhỏ bé xinh xắn này, bến sông là vui vẻ nhất. Người ta ra sông dạo chơi, hóng gió. Phía bên kia thành phố Mukđahản của Thái Lan sáng rực ánh đèn.

Đi nhiều nơi, qua nhiều con sông, nhưng đứng bên dòng sông Mẹ khi màn đêm buông xuống, những sắc đỏ hoàng hôn đã nhạt dần trên mái cong của những ngôi chùa, giữa không gian mênh mang huyền ảo của đôi bờ, trong tôi có những cảm giác thật lạ. Dường như nó gắn bó máu thịt với mình từ lâu lắm rồi, dù mới lần đầu tiên nhìn thấy. Bởi lẽ, bên này sông, Savannakhet là mảnh đất mẹ tôi đã sinh ra, bên kia sông Mukđahản là một thời bà con bên ngoại tôi đã định cư, làm ăn buôn bán, hoạt động phong trào và hướng về Tổ Quốc như hàng trăm gia đình Việt kiều khác. Tôi đã từng nghe bà ngoại tôi kể, những ngày tháng khốn khó, bao người Việt Nam ở Đông bắc Thái Lan vẫn lặng lẽ dạy cho con từng nét chữ Việt, vẫn truyền lại chất giọng khu 4 quê nhà, vẫn gửi những thanh niên trai tráng về nước tham gia kháng chiến và có mặt trong đoàn quân tình nguyện trên nước bạn Lào.


Trong chuyến đi ngược dòng Mê Kông từ Savannakhet lên thủ đô Viên Chăn, tôi đã gặp một người như vậy - bà Hoàng Thị Phương, giờ đã qua tuổi 80 nhưng vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Bà vẫn nhiệt tình, sôi nổi khi gặp lại đồng đội cũ như ngày nào là cô gái 17 tuổi đã liều mình vượt sông Mê Kông trong vòng lửa đạn từ Ubôn Thái Lan về làm y tá trong đội quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Hạ Lào. Bà kể lại câu chuyện hàng trăm người Việt Nam đã vượt sông từ Thakhet (Lào) qua Nakhonphanom ( Thái Lan), quyết không theo giặc Pháp dù bị kẻ địch đàn áp, xả súng, máu loang đỏ cả dòng sông. Hàng chục năm, bà Phương đã sống và làm việc ở Lào, kể cả những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất. Vì vậy bà hiểu khá sâu về đất nước Lào. Bà thông thạo ngôn ngữ Lào nên đã viết được tiểu thuyết bằng chữ Lào, dịch thơ ca Lào, phương ngôn Lào. Bà sưu tầm và dịch qua tiếng Việt cuốn truyện cổ của các bộ tộc Lào. Đối với bà, đất nước Triệu Voi trở thành ngôi nhà ấm áp nghĩa tình, nơi bà gắn bó đến cuối đời.
 
Sông Mê Kông. Ảnh: Wikipedia
Rất nhiều người Việt như bà Phương đã có những kỷ niệm gắn bó với dòng sông này. Đi dọc triền Mê Kông theo quốc lộ 13, đến Pak Cadin, thuộc tỉnh Bolikhamxay, ông Nguyễn Văn Việt – một cựu quân tình nguyện Việt Nam đã có gần 50 năm chiến đấu ở Lào nói rằng, cả một thời tuổi trẻ của ông ở đây. Những năm tháng ấy gian khổ nhưng thật nhiều ý nghĩa. Những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam sát cánh bên các chiến sĩ Pathet Lào cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, đi vận động quần chúng trong những bản làng xa xôi, cùng lên nương, cùng ăn, cùng ở với đồng bào, ông được người dân Lào thương mến gọi là Bunma Việt. Chính ông là người đã đưa nguyên Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Khăm Tày Xiphanhđon vượt vòng vây của kẻ thù về căn cứ an toàn. Đứng bên cửa sông ở Pak Cadin trong chiều muộn khi chúng tôi ghi hình những ký ức của những năm tháng xa xưa vẫn trở về trong ông rõ mồn một.

Theo những hoài niệm trên dòng sông đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của mẹ, tôi đã đến Mukđahản. Đây là một thành phố không lớn ở Đông bắc Thái Lan, nhưng lại khá đông người Việt định cư sinh sống, đến nay đã là thế hệ thứ 3, thứ 4. Thật ngạc nhiên, khi vừa qua cầu Hữu Nghị 2, ở ngay cửa ngõ vào thành phố có một tấm panô lớn ghi dòng chữ : “ Chào mừng bạn đến đất nước Thái Lan” bằng 2 ngôn ngữ Thái và Việt. Ở đây có một ngôi chùa do cộng đồng Việt kiều góp công xây dựng được khánh thành vào năm 1989. Cứ mỗi dịp lễ tết, dù làm gì, ở đâu những người con Lạc cháu Hồng đều tụ họp về ngôi chùa này để sinh hoạt cộng đồng, cầu nguyện, hướng về quê cha đất Tổ. Chợ đêm Mukđahản và dãy phố buôn bán dọc sông Mê Kông có rất đông người Việt buôn bán làm ăn. Sống xa Tổ quốc, họ vẫn chịu thương, chịu khó, dù vất vả mưu sinh nhưng mỗi dịp quê nhà bị thiên tai bão lũ, người ít, kẻ nhiều đều tham gia đóng góp gửi về quê hương.

Điều đặc biệt là, ở tất cả các điểm hội họp cộng đồng, cũng như các gia đình mà tôi có dịp ghé thăm ở Mukđahản đều có bàn thờ Bác Hồ. Đối với người Việt Nam ở Thái Lan, tình cảm đối với Bác hết sức thiêng liêng, gần gũi. Họ nâng niu, gìn giữ những tấm ảnh của Bác trong những ngày tháng khó khăn nhất và luôn mong mỏi được một ngày có dịp về viếng lăng Bác. Anh Thìn, một doanh nhân người Việt thành đạt ở địa phương này đưa tôi lên Nakhonphanom, cách Mukđahản về phía bắc khoảng 100 cây số ( Nakhon theo tiếng Thái là thành phố, còn Phanom là tên một ngôi chùa cổ nổi tiếng That Phanom ). Từ trung tâm tỉnh lỵ về phía bắc khoảng 5km là bản Nachock (còn có tên là bản Mạy), huyện Mương, nơi ngôi làng Hữu nghị được khánh thành vào tháng 2 năm 2004 nhân cuộc họp liên chính phủ Việt Nam - Thái Lan. Ở đây, một nhà bảo tàng hai tầng trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng, trong đó ngoài các hình ảnh, hiện vật còn có mô hình thu nhỏ ngôi nhà tuổi thơ của Bác ở làng Sen và một góc nhà sàn ở Hà Nội. Cách không xa khu bảo tàng là ngôi nhà gỗ ba gian, nơi Bác Hồ đã từng lưu lại để gây dựng phong trào trong bà con Việt kiều ở vùng đông bắc Thái Lan vào những năm 1928 – 1929 với cái tên Thầu Chín. Ngôi nhà hiện do ông Võ Trọng Tiêu, cùng quê hương Nam Đàn, Nghệ An với Bác coi sóc. Bên nếp nhà xưa cũ, cây khế Bác trồng vẫn mướt xanh và sai trĩu quả, hai cây dừa gần trăm tuổi vươn cao nơi cổng ngõ. Rất nhiều đoàn khách từ Việt Nam đã ghé lại nơi này. Ai cũng xúc động khi nhìn lại những vật dụng đơn sơ, giản dị mà Bác đã từng sử dụng trong những ngày bôn ba trên đất khách quê người.

Hàng chục năm sống, làm ăn trên đất Thái, những người Việt xa quê vẫn nặng lòng với Tổ Quốc. Theo lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, vào những năm 60 của thế kỷ 20 hàng nghìn gia đình Việt kiều ở Thái Lan đã lên đường trở về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên bờ sông Mê Kông ở Nakhonphanom, hiện vẫn còn một tháp đồng hồ khắc dòng chữ bằng tiếng Việt: Việt kiều lưu niệm dịp hồi hương 2503 ( theo Phật Lịch).

Trên hành trình trở lại chiến trường xưa của các cựu quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Hạ Lào, chúng tôi cảm nhận những tình cảm của những người dân sống bên đôi bờ Mê Kông dành cho nhau. Qua bao năm, dòng sông vẫn chảy trong dạt dào ký ức, nó vẫn tồn tại như một mạch nguồn sự sống, miên man chảy qua mỗi đời người, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, là sợi dây gắn kết những cộng đồng cư dân, văn hóa khác biệt trong một chỉnh thể thống nhất, nơi mà tất cả đều mang ơn sự sống được ban phát từ dòng sông Mẹ thân thương này./.

Trà Xuân Phương
Nguồn: VTV Đà Nẵng


DÒNG SÔNG MEKONG BỊ BỨC TỬ, NGUY CƠ CẬN KỀ

Thời gian gần đây, có hai sự kiện liên quan đến kinh tế và môi trường sống của các nước hạ lưu sông Mekong, trong đó có Việt Nam, được dư luận bên ngoài quan tâm còn nhiều hơn là chính người trong cuộc. Đó là Trung Quốc chuẩn bị cho việc vận hành đập thủy điện lớn thứ tư ở thượng nguồn sông Mekong và sự hợp tác của Mỹ về dự án sông Mekong trong một cố gắng làm giảm thiểu nguy cơ cho các quốc gia trong vùng.
Đã có rất nhiều bài báo lên tiếng về cơn khát năng lượng của Trung Quốc là lý do để nước này khai thác tiềm năng thủy điện lớn của sông Mekong, bất chấp điều ấy có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các nước hạ lưu hàng trăm năm nay sống hiền hòa bên dòng sông này.
 
Đập Mạn Loan trên thượng nguồn sông Mekong

Sau khi đưa vào vận hành ba đập thủy điện lớn là Mạn Loan, Cảnh Hồng và Đại Chiếu Sơn, vào tháng 9 tới đây Trung Quốc sẽ đưa đập thủy điện Tiểu Loan vào hoạt động. Đập này cao 292 mét, gần bằng tháp Eiffel ở Paris, công suất dự kiến 4.200 Megawatt, hơn gấp ba lần công suất của ba nhà máy thủy điện đang vận hành. Điều đáng lo ngại hơn cả là dung lượng cực lớn trong hồ chứa của đập Tiểu Loan lên đến 15 tỉ mét khối nước, gấp năm lần tổng dung lượng của ba con đập đã hoàn thành trước đó cộng lại.
Song song với Tiểu Loan, một con đập khác lớn hơn cũng đang được Trung Quốc ráo riết thi công là đập Nuozhadu, với hồ chứa lên tới gần 23 tỉ mét khối nước, dự kiến hoàn thành vào năm 2014.
Nguy cơ nước sông Mekong bị các đập thủy điện Trung Quốc ở đầu nguồn hút hết với những hậu quả khôn lường đối với các nước nằm ở hạ lưu là một trong những vấn đề từng được các nhà nghiên cứu đề cập nhiều vài năm nay.
Vào tháng 5-2009, một công trình nghiên cứu giữa Cơ quan Bảo vệ Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Viện Công nghệ học châu Á (AIT) đã cảnh báo kế hoạch xây dựng tám con đập trên thượng nguồn có thể trở thành mối đe dọa đáng kể cho dòng sông và nguồn tài nguyên thiên nhiên đến từ sông Mekong, đặc biệt là nguy cơ đối với Việt Nam và Campuchia.
Đối với Việt Nam, lưu lượng nước sông Mekong giảm do ảnh hưởng các đập thủy điện Trung Quốc sẽ làm gia tăng hiểm họa triều cường tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một phần diện tích đất đai bị hóa phèn sẽ không trồng trọt được. Cộng thêm với nguy cơ mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu, các diện tích canh tác rộng lớn có thể sẽ bị ngập lụt, buộc hàng triệu người dân phải di cư.
ĐBSCL vốn là vựa lúa của cả nước, nên thiệt hại sẽ rất nghiêm trọng. Đó là chưa kể hồ chứa của các đập này sẽ giữ lại rất nhiều phù sa của con sông nên sẽ ảnh hưởng đến hạ lưu. Riêng ĐBSCL thường nhận được rất nhiều phù sa, lượng nước cũng khá, nay nếu nước ít đi, lượng phù sa sẽ giảm trong lúc nước biển có thể lấn sâu vào lưu vực sông Cửu Long phía hạ lưu.
Đối với Campuchia, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Mực nước sông Mekong bị giảm sẽ đe dọa đến vựa cá của toàn vùng là Biển Hồ khiến cho kế sinh nhai của hàng triệu ngư dân bị tổn hại.
Cho dù Trung Quốc bào chữa cho việc xây đập ở thượng nguồn sông Mekong là nhờ đó mà giảm được lượng nước chảy vào mùa mưa, giúp các nước phía hạ lưu không bị lụt, giúp cho bờ sông không bị xói mòn, nhưng theo giới bảo vệ môi trường, chỉ mới ba con đập nhỏ đi vào hoạt động mà tác động tiêu cực đối với các nước ở phía hạ lưu đã xuất hiện. Cụ thể là nguồn cá bị giảm sút đáng kể trong lúc hiện tượng bờ sông bị sạt lở vì xói mòn đã phát sinh từ Myanmar qua miền Bắc Thái Lan và miền Bắc Lào.
Ông Nguyễn Đức Hiệp, chuyên viên môi trường tại Úc từng nhiều năm nghiên cứu vấn đề này, cho rằng: “Trung Quốc nói là nhờ đập Tiểu Loan và các đập nước khác trên thượng nguồn, có thể điều hòa được lưu lượng nước sông Mekong, thế nhưng thực tế là trong năm ngoái, bất chợt trong mùa lũ, nước dâng lên rất mạnh ở hạ lưu, vùng Hạ Lào và Đông Bắc Thái Lan bị lụt rất lớn, bờ sông bị xói mòn, nhiều làng mạc bị phá hủy. Dân ở những nơi đó than phiền là tai họa đến từ các đập nước trên thượng nguồn phía Trung Quốc.
Đã có những lời phản đối từ phía Thái Lan và Lào. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn không tham gia Ủy hội sông Mekong với bốn nước Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia. Chẳng qua là vì họ muốn được làm bất cứ việc gì trên lãnh thổ của họ mà không cần quan tâm đến các nước phía hạ lưu”.
Nhà nghiên cứu Michael Richardson, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore, trong bài viết “Đập tại Trung Quốc biến Mekong thành dòng sông bất hòa” đăng trên trang web Yale Global đã cho rằng do không có một hiệp định quốc tế nào chi phối việc sử dụng các con sông liên quốc gia, nên Trung Quốc là nước ở đầu nguồn nắm thế thượng phong và giành quyền tùy nghi phát triển khúc sông trên lãnh thổ của họ mà không cần tham khảo ý kiến ai.
Trong khu vực hạ lưu có Ủy hội sông Mekong, một định chế liên chính phủ tập hợp bốn nước vùng hạ lưu, tuy rất quan tâm đến vấn đề nhưng lại không có uy thế gì đối với Trung Quốc. Cho đến nay, Trung Quốc tránh không gia nhập định chế này vì e ngại kế hoạch xây đập trên thượng nguồn có thể bị các nước Đông Nam Á ở hạ lưu giám sát kỹ lưỡng.
Mới đây có tin sự hợp tác giữa Ủy ban Mekong và Ủy ban sông Mississippi (Mỹ) bắt đầu khởi động nhanh chóng ngay sau chuyến thăm Đông Nam Á của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) hồi tháng trước. Hai bên đã ra thông báo ghi nhớ hợp tác nhằm giải quyết những tồn tại trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên nước.
Hai ủy ban trên đã đồng ý hợp tác trao đổi kỹ thuật và nghiên cứu những biện pháp tối ưu trong việc điều chỉnh sự thay đổi của khí hậu làm ảnh hưởng đến hệ thống dòng chảy. Hai ủy ban cũng đồng ý hợp tác cùng nhau khuyến khích việc phát triển hệ thống thủy điện bền vững, giải quyết vấn đề đảm bảo đáp ứng nguồn thủy sản là lương thực thực phẩm, tổ chức quản lý phòng chống thiên tai lũ lụt và tăng cường thông thương đường sông và thương mại đường sông.
Chủ tịch Ủy ban sông Mississippi cho biết: “Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ để đương đầu với những thách thức trên. Việc hai bên hợp tác gần gũi và thường xuyên tiến hành trao đổi sẽ mang lại những lợi ích tốt nhất”.
Ngày 9-7-2009, Chính phủ nước ta đã chính thức lên tiếng bày tỏ thái độ quan ngại trước việc các đập thủy điện xây dựng trên thượng nguồn sông Mekong có thể gây tác hại tới dòng chảy con sông và môi trường sinh thái đặc biệt với các nước hạ lưu. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng tuyên bố rằng Mekong là con sông quốc tế, việc khai thác cần tính đến lợi ích các nước trong lưu vực, bảo vệ môi trường và dân cư sinh sống dọc sông. Đây là lần đầu tiên Việt Nam lên tiếng về vấn đề này.
Ngoài việc bày tỏ thái độ một cách ôn hòa, chúng ta vẫn chưa có một trung tâm nghiên cứu về tác hại do thiếu nguồn nước, cũng chưa một công trình nghiên cứu cấp nhà nước nào được thực hiện, mà chỉ có một số công trình của cá nhân các nhà khoa học liên quan đến đánh bắt thủy sản, lưu lượng nước và phù sa tại ĐBSCL. Một nghiên cứu quy mô lớn cùng với các cuộc hội thảo để tìm phương án đối phó, tuy bây giờ có trễ nhưng vẫn còn hơn là chờ nước đến chân mới nhảy, mất bò mới lo làm chuồng, như cách làm lâu nay của các cơ quan chức năng.

HÃY CỨU SÔNG MEKONG
Chiến dịch vận động cứu sông Mekong do các nhà môi trường thuộc “Liên hiệp cứu lấy sông Mekong (Save the Mekong Coalition - SMC) chủ xướng, tính đến cuối tháng 6-2009 đã thu hút được gần 17.000 người sau hơn ba tháng triển khai, trong số đó có hơn 11.000 cư dân trong vùng lưu vực sông Mekong và khoảng 5.000 người khắp nơi trên thế giới ký tên vào một bản kiến nghị.
    Nuôi cá bè trên sông Hậu
SMC được thành lập năm 2008 với nhiệm vụ chính là bảo vệ sông Mekong mà mục tiêu trước mắt là theo dõi chặt chẽ việc Trung Quốc xây dựng khoảng 11 đập thủy điện ở thượng lưu con sông, đe dọa đến nguồn sống cũng như cách sống của hàng chục triệu cư dân ở hạ nguồn con sông.
Bản kiến nghị bằng bảy thứ tiếng nói trên đã được gửi đến chính phủ các nước thành viên của Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission - MRC) là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Thế nhưng đáng buồn hơn cả là có vẻ như chúng ta chưa quan tâm đúng mức về hiểm họa khôn lường ấy, thể hiện qua việc chỉ vỏn vẹn hơn 300 người Việt Nam ký tên vào bảng kiến nghị nói trên, so với Lào là 611 người, Campuchia là 2.673 người, Thái Lan 7.756 người.
Nên chăng các tổ chức, đoàn thể trong nước mở cuộc vận động người dân hưởng ứng chiến dịch của SMC, bằng cách vào trang web: http://www.savethemekong.org/?langss=vi
Ghi tên mình vào bảng kiến nghị là góp phần tham gia vào việc bảo vệ môi trường sinh thái của dòng Mekong nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng.
Theo PHẠM THÀNH SƠN
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Những bài liên quan khác